Biến thể BA.2 của chủng Omicron còn được gọi là biến thể “tàng hình” vì khó phân biệt với Delta
Người mắc Omicron có thể lây truyền bệnh trong ít nhất 6 ngày
Người nhiễm Omicron đã tiêm vaccine có triệu chứng gì?
Biến thể phụ BA.2 của Omicron chiếm ưu thế tại TP.HCM
"Omicron tàng hình" đã xuất hiện ở Hà Nội
Phát hiện biến thể mới của Omicron
Mới đây, Bộ Y tế Israel đã phát hiện biến thể mới, kết hợp giữa 2 chủng BA.1 và BA.2 của biến thể Omicron. Theo đó, có 2 hành khách tại sân bay Ben Gurion (Israel) đã được chẩn đoán bằng xét nghiệm PCR, từ đó phát hiện nhiễm biến thể mới này. Hiện biến thể mới chưa được đặt tên chỉ gây ra các triệu chứng bao gồm sốt nhẹ, đau cơ, đau đầu và không cần điều trị đặc biệt.
Bộ Y tế Israel cho biết: “Trên thế giới vẫn chưa ghi nhận biến thể này”. Lãnh đạo Bộ Y tế, Nachman Ash đánh giá biến thể mới có thể có nguồn gốc từ Israel. “Có khả năng họ đã bị nhiễm bệnh trước khi lên chuyến bay ở Israel”, ông Ash nói.
Trước đây, có một số nước đã ghi nhận trường hợp từng nhiễm BA.1, sau đó tiếp tục mắc BA.2. Có nhiều kết quả khác nhau về việc liệu tình trạng tái nhiễm này có gây ra bệnh nặng hơn hay không. Tuy nhiên, vaccine dường như vẫn có hiệu quả.
Biến thể “tàng hình” của Omicron vẫn đang là mối lo ngại
Giới chuyên môn vẫn đang theo dõi chặt chẽ BA.2, hay còn được gọi là biến thể "tàng hình" vì không phân biệt được với Delta bằng các xét nghiệm PCR như chủng gốc (BA.1) của Omciron. BA.2 hiện đang lây lan nhanh tại nhiều quốc gia châu Âu như Pháp, Thụy Sỹ, Italy, Hà Lan…
Các nhà khoa học Đan Mạch tin rằng BA.2 có khả năng lây lan gấp 1,5 lần so với chủng Omicron ban đầu. BA.2 hiện chiếm một nửa số ca nhiễm mới ở Đức. Con số này ở Mỹ là 11%, nhưng dự kiến còn tăng lên nữa.
Theo nhận định của GS. Lawrence Young từ Đại học Warwick (Anh): “Rõ ràng là BA.2 dễ lây truyền hơn BA.1. Điều này kết hợp với việc nới lỏng các biện pháp phòng, chống COVID-19 và tình trạng suy giảm khả năng miễn dịch đang góp phần gia tăng các ca bệnh. Khả năng lây nhiễm cao đã khiến BA.2 cạnh tranh và dần thay thế BA.1. Chúng ta có khả năng sẽ thấy những làn sóng lây nhiễm tương tự khi các biến thể khác xâm nhập vào cộng đồng”.
"Khi virus tiếp tục lây lan và nhân rộng, đặc biệt là ở những cộng đồng chưa tiêm chủng hoặc khả năng miễn dịch có từ vaccine đang suy giảm, virus sẽ tạo ra các biến thể mới. Những biến thể này sẽ là mối đe dọa liên tục, ngay cả đối với quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao. Sống chung an toàn với COVID-19 không có nghĩa là phớt lờ virus và hy vọng nó sẽ biến mất vĩnh viễn”, GS. Young khuyến cáo.
Bình luận của bạn