Mách bạn 4 cách giảm lượng đường trong máu hiệu quả

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định

Đường huyết 13,5mmol/L có nguy hiểm không?

Đường huyết 6,5mmol/L có phải đã bị đái tháo đường không?

Đường huyết 11mmol/L, tê tay chân lâu ngày chữa thế nào?

Đái tháo đường: Cảnh giác với 6 thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh chóng

1. Đi dạo sau bữa ăn

Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học George Washington (Mỹ) đã khảo sát trên 10 người lớn, tuổi trung bình là 70, thực hiện 3 thói quen tập thể dục khác nhau với lượng đường trong máu (đường huyết) được theo dõi chặt chẽ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm người đi bộ với tốc độ vừa phải trong 15 phút sau các bữa ăn, thực hiện 3 lần/ngày đã giảm được lượng đường huyết tương đương như một cuộc đi bộ dài 45 phút bình thường.

Lý giải cho kết quả này, các nhà khoa học cho rằng sau khi ăn, lượng đường bắt đầu tràn ngập trong máu. Việc vận động các cơ bắp khi đi bộ giúp đẩy nhanh tiêu thụ đường sau khi ăn, ngoài ra còn giúp tuyến tụy hoạt động tốt hơn trong việc tiết ra hormone insulin.

2. Ngủ đủ giấc

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có thể làm tăng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và sự nhạy với insulin. Chúng sẽ làm tăng sự thèm ăn và gây tăng cân.

Thiếu ngủ có thể giảm sự phát triển của hormone tăng trưởng và gia tăng lượng cortisol, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Do đó, bạn nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc mỗi đêm nhé!

3. Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp giữ lượng đường trong máu ở giới hạn lành mạnh. Ngoài việc ngăn ngừa mất nước, chúng giúp thận thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu.

Một nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều nước ít có nguy cơ tăng lượng đường trong máu. Uống nước thường xuyên giúp thủy hợp máu, hạ đường huyết và giảm nguy cơ đái tháo đường. Bạn nên chọn nước và các loại đồ uống không calo là tốt nhất.

4. Chọn chocolate đen làm món tráng miệng

Chocolate đen chứa các chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch, khi ăn ở mức vừa phải nó có thể mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể, bao gồm cả giảm lượng đường trong máu.

Bạn nên chọn chocolate đen có tối thiểu 70% ca cao, vì chúng được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm khả năng kháng insulin của cơ thể, giúp quá trình chuyển hóa đường trong máu diễn ra thuận lợi hơn và giúp giảm cảm giác thèm ăn.

Ngoài ra, chocolate còn chứa flavonoid có tác dụng trong việc dự phòng và kiểm soát tăng huyết áp nếu được sử dụng với liều lượng vừa phải. Một cuộc hội thảo của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ vào năm 2011 đã cho thấy, chocolate đen có thể cải thiện lượng cholesterol tốt, cũng như giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Nhờ vậy khi bổ sung chocolate đen với lượng  hợp lý giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp