- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Cắt giảm cơn co giật do động kinh như thế nào?
Làm thế nào để nhận biết chứng động kinh vắng ý thức ở trẻ tự kỷ
Một số loại thuốc có thể gây cơn co giật
Thiếu magne có gây co giật?
Người bệnh động kinh cẩn trọng khi chụp ảnh tự sướng
Ảnh hưởng lâu dài của bệnh động kinh đến sức khỏe
Đó chính là docosahexaenoic acid (DHA). DHA làm tăng estrogen trong não chuột và cùng phối hợp với estrogen để ngăn chặn cơn co giật do động kinh.
Yasuhiro Ishihara, một trong những tác giả nghiên cứu, tới từ Phòng thí nghiệm Khoa học Phân tử não ở Đại học Hiroshima (Nhật Bản) và các đồng nghiệp gần đây đã báo cáo những phát hiện này trên Tạp chí Scientific Reports.
Như đã biết, động kinh là rối loạn thần kinh đặc trưng bởi cơn co giật tự phát, tái phát, được kích hoạt bởi sự gia tăng tín hiệu điện giữa các tế bào não, hoặc các neuron.
Có nhiều loại thuốc có thể giúp bệnh nhân kiểm soát cơn co giật và có hiệu quả với khoảng 7/10 người mắc chứng động kinh.
Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng estrogen (hormone được biết đến với vai trò quan trọng trong sự phát triển tình dục và sinh sản) có thể làm các cơn co giật ở những người bị động kinh trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng estrogen có thể thực sự có tác dụng ngược lại.
Nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra DHA có thể giảm co giật do động kinh.
Bổ sung DHA giúp trì hoãn co giật
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm ba chế độ ăn cho ba nhóm chuột trong 28 ngày: Một nhóm được cho ăn chế độ ăn nhiều dầu đậu nành; Một nhóm tiêu thụ chế độ ăn giàu dầu hạt bông; Nhóm còn lại được cho ăn một chế độ ăn giàu dầu hạt bông và bổ sung DHA.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng ba chế độ ăn được lựa chọn dựa theo lượng DHA khác nhau.
Sau 28 ngày, mỗi nhóm chuột đã được cho sử dụng thuốc tạo cơn co giật. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự xuất hiện của cơn co giật bị trì hoãn lâu hơn ở những con chuột ăn chế độ ăn đậu nành so với chế độ ăn giàu dầu hạt bông. Ngoài ra, khi cơn co giật đã tấn công, những con chuột tiêu thụ chế độ ăn giàu dầu đậu nành có thời gian co giật ngắn hơn.
Tuy nhiên, những con chuột tiêu thụ chế độ ăn giàu dầu hạt bông có bổ sung thêm DHA lại giúp trì hoãn cơn co giật tốt nhất. Nhóm nghiên cứu khẳng định rằng DHA trong chế độ ăn đóng vai trò ngăn ngừa co giật do động kinh hiệu quả.
Xác nhận vai trò của estrogen
Nhóm nghiên cứu cũng đánh giá mức estrogen trong não của mỗi nhóm chuột. Họ phát hiện ra rằng mức estrogen trong não ở chuột ăn chế độ ăn giàu dầu đậu nành cao gấp đôi so với nhóm ăn dầu hạt bông. Tuy nhiên, chuột ăn dầu hạt bông có bổ sung DHA lại có mức độ estrogen trong não cao nhất.
Từ những phát hiện này, các nhà nghiên cứu suy đoán rằng DHA ảnh hưởng đến việc sản xuất estrogen trong não, do đó ảnh hưởng đến sự phát triển các cơn co giật.
Nhóm nghiên cứu đã khẳng định lý thuyết này trong một thí nghiệm khác, trong đó họ cho chuột ăn theo các lựa chọn: Chỉ ăn dầu hạt bông; Ăn dầu hạt bông và các chất bổ sung DHA; Ăn dầu hạt bông, chất bổ sung DHA cộng với một loại thuốc ức chế estrogen gọi là Letrozole.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những con chuột tiêu thụ dầu hạt bông, DHA và Letrozole có có các cơn co giật động kinh diễn ra nhanh hơn đáng kể so với những con chuột chỉ được cho ăn dầu hạt bông và DHA.
Dựa trên kết quả này, các nhà khoa học càng khẳng định thêm rằng bổ sung DHA có thể giúp ngăn ngừa co giật ở người bị động kinh.
Bình luận của bạn