Thiếu magne có gây co giật?

Thiếu hụt magne khiến hoạt động của hệ thần kinh bị ảnh hưởng

Người bệnh động kinh cẩn trọng khi chụp ảnh tự sướng

Ảnh hưởng lâu dài của bệnh động kinh đến sức khỏe

Động kinh ở người lớn - nguyên nhân do đâu?

8 dấu hiệu báo trước cơn co giật do động kinh

Ai có nguy cơ bị thiếu magne?

Magne là một trong những khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần để thực hiện hầu hết các hoạt động cơ bản. Nó giúp duy trì một hệ cơ ổn định và duy trì chức năng của các dây thần kinh. Những người có nguy cơ thiếu hụt magne:

Người bị nôn, tiêu chảy: Phản ứng nôn và tiêu chảy sẽ làm giảm lượng magne được tích trữ trong máu  và khiến bạn bị thiếu hụt.

Người mắc bệnh đường tiêu hóa: Những người mắc bệnh lý đừng tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích thường bị thiếu hụt magne do ruột hấp thu magne kém.

Người đang uống một số loại thuốc: Các thuốc lợi tiểu, kháng sinh và các thuốc đặc trị khiến cho khả năng hấp thụ magne của hệ thống tiêu hóa bị hạn chế.

Người bệnh đái tháo đường, viêm tụy, người bị căng thẳng kéo dài... cũng có nguy cơ bị thiếu hụt magne.

Thiếu hụt magne khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi

Các triệu chứng thiếu magne 

Theo MedlinePlus, nếu thiếu magne bạn có thể gặp một số triệu chứng sau:  Khó ngủ, hay cáu gắt, hay lo lắng, buồn nôn, huyết áp thấp, co rút cơ bắp. Nếu thiếu hụt magne nghiêm trọng, bạn có thể bị mê sảng hoặc ảo giác...

Không phải ai bị co giật cũng do thiếu magne

Ở nồng độ thích hợp magne rất quan trọng cho hoạt động của não, chức năng tim và cơ bắp. Thiếu magne nặng có thể làm tăng nguy cơ co giật. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị động kinh thường có mức magne trong máu thấp hơn với những người không mắc bệnh. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy bổ sung magne cho người bệnh động kinh giúp họ giảm các cơn co giật hiệu quả. Tuy nhiên, co giật có nhiều loại và do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ do thiếu magne. Co giật có thể phát sinh từ những nguyên nhân khác như: Sốt cao, chấn thương đầu, do các bệnh lý hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Chấn thương đầu cũng là nguyên nhân gây co giật

Nếu bạn thường xuyên bị co giật có thể bạn đang bị chứng động kinh. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị. Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc người bệnh bị 2 cơn co giật liên tiếp, giữa các cơn động kinh người bệnh không tỉnh lại thì nên gọi cấp cứu ngay vì người bệnh đang gặp trạng thái động kinh.

Nên bổ sung magne như thế nào?

Theo MedlinePlus, đàn ông trưởng thành cần từ 400 – 420mgr magne mỗi ngày và phụ nữ cần từ 310 – 320mgr mỗi ngày. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, nếu bạn đang mang thai, là vận động viên thể thao hoặc mới phẫu thuật thì bạn cần tăng lượng magne bổ sung cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung magne qua các loại thực phẩm như: Chuối, hạt điều, đậu phụ, gạ nâu. Nếu bạn vẫn bị thiếu hụt magne hãy tham khảo bác sỹ về việc sử dụng các sản phẩm bổ sung magne.

Ngoài bổ sung thêm magne cho cơ thể, người bị co giật cũng có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh với thành phần là các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như câu đằng, an tức hương, gaba để cải thiện triệu chứng co giật. Việc kết hợp các sản phẩm này với chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các dưỡng chất cần thiết sẽ đẩy lùi  co giật, động kinh.

Thanh Tú H+ (Theo Live Strong)

Gợi ý thực phẩm chức năng cốm Egaruta giúp giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc:

Ảnh hưởng lâu dài của bệnh động kinh đến sức khỏe - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi