- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Nên điều trị động kinh bằng thuốc hay biện pháp tự nhiên?
Làm thế nào để nhận biết chứng động kinh vắng ý thức ở trẻ tự kỷ
Một số loại thuốc có thể gây cơn co giật
8 cách phòng bệnh động kinh tái phát hiệu quả
Người bệnh động kinh cẩn trọng khi chụp ảnh tự sướng
Mặc dù các loại thuốc chống động kinh (AEDs) có thể giúp hầu hết các bệnh nhân kiểm soát được các triệu chứng động kinh, thì vẫn có một số trường hợp bệnh nhân bị kháng thuốc. Hơn nữa, không ít người lại lo ngại về sự an toàn của các loại thuốc này khi sử dụng lâu dài.
Chính vì vậy, các phương pháp, liệu pháp tự nhiên được nhiều người tin tưởng trong công cuộc điều trị động kinh. Dưới đây là 8 biện pháp tự nhiên được sử dụng kết hợp với thuốc chống động kinh:
Cần sa
Loại thảo mộc này đã được sử dụng để điều trị co giật trong nhiều thế kỷ. Mới đây, một loại thuốc mới được làm ra từ thảo mộc này (đã được loại bỏ các yếu tố gây kích thích thần kinh) đã được chứng minh là có thể giảm một nửa số cơn co giật ở trẻ bị động kinh nặng.
Các chuyên gia cho rằng, loại thảo mộc này có thể kiểm soát được co giật do động kinh là do có liên quan đến hoạt động của hệ thống endocannabinoid.
Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh sự an toàn và hiệu quả của loại thảo dược này khi nó được sử dụng rộng rãi trong điều trị động kinh, đặc biệt khi sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Chế độ ăn
Chế độ ăn là một trong những hình thức hỗ trợ chữa bệnh động kinh sớm nhất và được biến hóa phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.
Chế độ ăn ketogenic cho người bị động kinh bao gồm nhiều chất béo, ít carbohydrate đã dẫn tới một số hiệu quả trong việc cắt giảm cơn co giật ở trẻ em bị động kinh kháng thuốc.
Đặc biệt, chế độ ăn atkins bao gồm nhiều protein và ít carbohydrate cũng cho thấy hiệu quả tích cực trên bệnh nhân động kinh.
Chế độ ăn có chỉ số glycemic thấp (LGIT) hạn chế carbohydrate cũng được khuyến cáo nên áp dụng cho người bị động kinh.
Trị liệu thảo dược
Một số loại thảo dược, chẳng hạn như câu đằng, hoa cúc La Mã, lạc tiên và nữ lang có thể làm tăng hiệu quả của thuốc chống động kinh.
Tuy nhiên, một số koại thảo mộc chứa chất kích thích (caffeine và ephedrine) như bạch quả và nhân sâm có thể làm cơn co giật trở nên tồi tệ hơn.
Thảo dược St. John's wort, anh thảo và lưu ly (Borage ) có thể gây trở ngại cho các loại thuốc và kích hoạt cơn co giật nhiều hơn.
Vitamin
Nồng độ thấp vitamin B6 trong cơ thể được cho là có thể gây ra cơn co giật.
Bổ sung magne, vitamin E và vi chất khác đã được xác định là có tiềm năng trong điều trị chứng động kinh.
Những người dùng thuốc chống động kinh thường được khuyến cáo nên bổ sung thêm vitamin D để giữ cho hệ thống luôn ở mức cân bằng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã tìm ra phương pháp cắt giảm cơn giật mới từ mangan và taurine.
Bên cạnh đó, thiamine được cho là có thể giúp cải thiện khả năng nhận thức ở những người bị động kinh.
Phản hồi sinh học (Biofeedback)
Đã có một số thành công trong việc sử dụng phản hồi sinh học để giảm cơn co giật ở bệnh nhân động kinh kháng thuốc.
Kỹ thuật hiện đại này giúp cho con người nhận ra các dấu hiệu cảnh báo của co giật do động kinh và giúp não tự ngăn chặn các cơn co giật.
Thư giãn
Sự căng thẳng và lo lắng có mối liên quan mật thiết đến các cơn co giật.
Có nhiều cách thực hành khác nhau mà người mắc bệnh động kinh có thể tự làm để cảm thấy bình tĩnh, thư giãn, ngủ ngon và tận hưởng tâm trạng tốt hơn. Từ đó giúp họ giảm cơn co giật và dễ dàng kiểm soát bệnh động kinh của bản thân.
Bạn có thể áp dụng ngồi thiện, sử dụng liệu pháp hương thơm (dùng tinh dầu hoa oải hương, hoa cúc, hoa nhài, hoa ngọc lan tây) để ngăn ngừa co giật.
Lưu ý, nên thận trọng khi sử dụng các loại tinh dầu sau vì chúng có thể kích hoạt cơn co giật: Tinh dầu hoa oải hương spike, khuynh diệp, long não, húng quế, hương thảo, bài hương và tiểu hồi.
Châm cứu và trị liệu thần kinh cột sống
Rất ít nghiên cứu chứng minh châm cứu có tiềm năng trong ngăn ngừa co giật ở những người bị động kinh. Tuy nhiên, có một vài kết quả tích cực khi áp dụng trị liệu thần kinh cột sống ở trẻ bị động kinh kháng thuốc.
Giáo dục
Việc tìm hiểu kiến thức về động kinh, cách đối phó và cách dùng thuốc có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
Ví dụ, bệnh nhân được khuyến cáo phải tránh xa các tác nhân gây co giật, đặc biệt là những người bị lên cơn co giật động kinh vì nhạy cảm với ánh sáng nhấp nháy.
Bình luận của bạn