Các thực phẩm giàu kali bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống
Những loại thực phẩm giàu kali tốt cho tim mạch
Top 15 thực phẩm giàu kali: Chuối không đứng hạng 1 như bạn tưởng!
Bổ sung kali có giúp giảm huyết áp?
Làm thế nào để biết bạn có đang bị thiếu kali hay không?
Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Kali có chủ yếu ở bên trong tế bào và giữ vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa, tham gia hệ thống đệm điều hòa pH của tế bào. Nó cũng giúp điều hòa hoạt động của các dây thần kinh, cơ bắp, giúp cân bằng lượng chất lỏng và giúp ổn định huyết áp. Mặc dù kali được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm nhưng vẫn có nhiều người bị thiếu kali. Nguyên nhân là do nhiều người thích các thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh.
Theo khuyến nghị của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia (Mỹ), phụ nữ nên bổ sung ít nhất 2.300 miligram kali và đàn ông nên bổ sung ít nhất 3.400 miligram kali mỗi ngày.
Theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), thông thường, bạn có thể tăng lượng vitamin hoặc khoáng chất mà cơ thể thiếu hụt bằng các sản phẩm bổ sung. Tuy nhiên, khi bổ sung kali nên cẩn trọng.
Kali có khả năng tương tác với nhiều loại thuốc bao gồm thuốc điều trị huyết áp, thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc giảm đau thông thường. Tùy thuộc vào loại thuốc cụ thể, nó có thể khiến kali trong cơ thể tăng quá cao hoặc quá thấp. Hàm lượng kali trong cơ thể quá cao hoặc quá thấp đều có thể dẫn đến chuột rút, các vấn đề về thần kinh, nhận thức, rối loạn nhịp tim và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.
Vì lý do này, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ khuyến cáo bạn chỉ nên bổ sung kali thông qua các sản phẩm bổ sung, sản phẩm thực phẩm chức năng khi có chỉ định của bác sỹ.
Ngoài các sản phẩm bổ sung, bạn có thể bổ sung kali thông qua chế độ ăn uống. Các thực phẩm có hàm lượng kali cao bạn nên ăn là: Các loại cá, hầu hết các loại thịt đỏ, rau lá xanh, các loại đậu, sữa chua, nước dừa.
Ngoài ra, để giảm tình trạng tăng huyết áp, bạn không nên ăn quá nhiều muối. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đang bị tăng huyết áp hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn