Bổ sung kali giúp giảm đáng kể chỉ số huyết áp của người bệnh tăng huyết áp
Ngày Tăng huyết áp thế giới 17/5: Cảnh báo tăng huyết áp đang ngày càng trẻ hóa!
Tránh xa khói thuốc để bảo vệ tim mạch
Làm sao để ngăn ngừa đột quỵ khi bị tăng huyết áp?
6 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị tăng huyết áp
Chế độ ăn quá nhiều muối thường được cho là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn mất cân đối về lượng natri và kali mới thực sự là vấn đề. Theo các nhà khoa học Mỹ, chế độ ăn uống của người dân nước này cung cấp quá nhiều natri và quá ít kali. Đây là nguyên nhân vì sao số lượng người bị tăng huyết áp ở quốc gia này ngày càng gia tăng. Việc đảo ngược sử mất cân bằng sữa natri và kali này có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát tăng huyết áp, từ đó giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong do bệnh tim.
Tác động của kali tới việc kiểm soát huyết áp đã được thử nghiệm trong một nghiên cứu với sự tham gia của 300 người được báo cáo ít tiêu thụ thực phẩm giàu kali trong chế độ ăn uống của họ. Những người tham gia sau đó đã bổ sung kali trong 16 tuần và vào cuối nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy việc bổ sung kali giúp giảm đáng kể chỉ số huyết áp của những người tham gia.
Một nghiên cứu khác cũng nhận thấy rằng, tác dụng hạ huyết áp của kali tương tự như kết quả nghiên cứu của những người tham gia duy trì một chế độ ăn uống DASH (một chế độ giúp phòng ngừa tăng huyết áp khá nổi tiếng). Đáng lưu ý là, nhiều loại thực phẩm điển hình trong chế độ ăn uống DASH rất giàu khoáng chất kali.
Duy trì mức kali bình thường có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Bởi kali làm thư giãn mạch máu, hạ huyết áp và giúp giảm tình trạng chuột rút cơ bắp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng kali trong máu thấp có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ. Mặt khác, những người đã bị tăng huyết áp có thể hạ huyết áp tâm thu bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu kali. Nguyên nhân khiến kali giúp hạ huyết áp là do nó cho phép cơ thể loại bỏ phần chất lỏng thừa, vì vậy tim sẽ không phải bơm quá mạnh, dẫn đến huyết áp sẽ giữ ở mức thấp, đồng thời nó cũng giúp điều hòa nhịp tim.
Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm giàu kali: Quả bơ, rau chân vịt, nấm, súp lơ xanh, cải Brussels, cần tây, xà lách Romaine, những loại rau lá xanh, chuối, cà chua, khoai lang, cam, mơ, cá hồi hoang dã....
Kali có nhiều lợi ích với người bị tăng huyết áp như vậy nhưng bạn không nên bổ sung quá nhiều kali. Một số người dùng thuốc huyết áp có thể cản trợ việc thải ra kali và bác sỹ của họ có thể đề nghị hạn chế lượng kali nạp vào cơ thể. Do vậy, bạn nên trao đổi với bác sỹ về lượng kali mà bạn có thể ăn hàng ngày. Thêm vào đó, những người có vấn đề về thận thì việc bổ sung thêm kali cũng gây ra nhiều tác hại. Nồng độ kali quá cao có thể dẫn đến nhịp tim bất thường.
Bình luận của bạn