Probiotics có thực sự tốt như bạn vẫn nghĩ?
Probiotic và tác dụng cải thiện triệu chứng trầm cảm
Nấu chín và đông lạnh có tiêu diệt lợi khuẩn probiotics không?
Postbiotics bảo vệ người béo phì khỏi đái tháo đường
Probiotics có thể làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ
Probiotics không tồn tại mãi mãi trong ruột
Probiotics sau khi được đưa vào cơ thể sẽ không tồn tại lâu dài trong đường ruột với những vi khuẩn đã có sẵn. Nó có thể giúp loại bỏ hại khuẩn gây bệnh cho bạn cơ thể, nhưng cuối cùng nó sẽ đi qua ruột và bạn sẽ đào thải hết qua phân. Đó là lý do tại sao bạn không nên ăn quá nhiều, nhưng vẫn cần tiêu thụ hàng ngày.
Chưa biết chủng probiotics nào tốt nhất
Nhiều chủng probiotics được bổ sung vào các sản phẩm (như sữa, sữa chua, thực phẩm chức năng) vì chúng an toàn, dễ sản xuất và rẻ tiền. Chúng không nhất thiết phải là những chủng có khả năng duy trì sức khoẻ tốt nhất hoặc điều trị bệnh. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng xác định những chủng nào là tối ưu cho sức khỏe con người.
Luôn kiểm tra kỹ các chi tiết
Nên mua những loại sản phẩm có bổ sung những vi khuẩn probiotics như: Lactobacillus bulgaricus, Streptococcus thermophilus, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus casei và Bifidus… Khi bạn chọn mua các sản phẩm bổ sung, nên chọn loại nào cung cấp nồng độ lợi khuẩn cao, tốt nhất là đạt mức 108CFU/gr sản phẩm (tương đương với 100 triệu vi khuẩn/gr).
Hạn sử dụng và bảo quản
Vì probiotics là sinh vật sống nên chúng có thể chết khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc không được bảo quản đúng cách. Tất nhiên, chúng cũng sẽ dễ dàng bị phân rã theo thời gian. Vì vậy khi bạn chọn mua sản phẩm bổ sung probiotics, hãy kiểm tra thời hạn sử dụng của chúng.
Một số chủng bị acid trong ruột tiêu diệt
Vì vậy, bạn nên lựa chọn viên nang bổ sung probiotics có lớp bao vi nang (Enteric Coating).
Probiotics cần prebiotics
Probiotics là vi khuẩn sống và chúng cũng cần ăn. Thức ăn chủ yếu của chúng chính là prebiotics - chất xơ hòa tan, không bị tiêu hóa trong ruột non. Bạn có thể cung cấp thức ăn cho probiotics bằng cách ăn nhiều các thực phẩm giàu prebiotics, bao gồm: Tỏi, mật ong, hành, chuối, cám lúa mì, cần tây, mang tây, atisô, rễ rau diếp xoăn....
Không phải ai cũng bổ sung probiotics an toàn
Nhìn chung, chế phẩm probiotics khá an toàn và ít tác dụng phụ nguy hiểm. Ở một số người, việc bột sung probiotics có thể gây đầy hơi hoặc trướng bụng.
Một số đối tượng không nên bổ sung nhiều probiotics: Người bị chứng tăng tiết acid dạ dày, viêm loét dạ dày và viêm tụy...
Bình luận của bạn