Bổ sung vitamin B thế nào?
Tê tay chân - Coi chừng thiếu vitamin B12
Trẻ sơ sinh thiếu vitamin B1 vận động kém khi lớn lên
Trẻ thiếu vitamin B12 có thể bị chậm phát triển trí não
Vitamin B có thể cải thiện các triệu chứng tâm thần phân liệt
Viện hàn lâm Khoa học Cộng hòa Séc đã chứng minh rằng, ô nhiễm không khí tác động tiêu cực tới phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, đặc biệt là những đối tượng ở thành thị và những khu vực chịu ảnh hưởng của ô nhiễm nặng. Cụ thể: Nồng độ benzopiren (chất có nguy cơ gây ung thư) trong không khí gây tổn thương cấu trúc DNA và ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất, hệ miễn dịch, sự phát triển trí não của cả người mẹ lẫn trẻ sơ sinh.
Một nghiên cứu mới đây được đăng trên Tạp chí Y học Lao động và Môi trường (Mỹ) đóng góp thêm: Trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi mức độ ô nhiễm không khí liên quan đến giao thông có dấu hiệu hư hại DNA lão hóa được gọi là sự rút ngắn telomere (telomere shortening).
Theo các nhà nghiên cứu tới từ Thụy Điển, Trung Quốc, Singapore, Mexico và Canada, các vitamin B phức hợp (vitamin B-complex) có thể chính là giải pháp bảo vệ DNA khỏi các chất ô nhiễm thông thường trong không khí.
Những người tham gia trong nghiên cứu (khỏe mạnh, độ tuổi từ 18 - 60, đều không hút thuốc, không sử dụng thực phẩm chức năng) đã được cho dùng giả dược hoặc bổ sung vitamin B-complex chứa 2,5mg acid folic, 50mg vitamin B6 và 1mg vitamin B12 mỗi ngày. Họ được tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí được chiết xuất từ một khu vực giao thông lớn ở trung tâm TP. Toronto (Canada).
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những người uống bổ sung vitamin B đã được bảo vệ tốt hơn và có thể chống lại sự thiệt hại DNA do các chất gây ô nhiễm không khí.
Nghiên cứu này có giá trị rất lớn trong bối cảnh ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh khác nhau, bao gồm: Các bệnh về đường hô hấp (hen, COPD, khí phế thũng...), bệnh tim và thậm chí các bệnh về não như chứng sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson .
Bên cạnh việc tìm cách để giảm ô nhiễm không khí, cũng cần phải tìm ra các giải pháp tự nhiên không có tác dụng phụ để giúp quản lý các điều kiện sức khoẻ.
Tìm vitamin B ở đâu?
Vitamin B có mặt trong rất nhiều thực phẩm tự nhiên:
Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6: Chuối, quả bơ, mật mía, đậu nành, quả óc chó, rau lá xanh đậm, ớt xanh, cà rốt, dưa vàng…
Thực phẩm chứa nhiều acid folic: Nấm, các loại hạt, bông cải xanh, măng tây, đậu lima, rau diếp, rau chân vịt, củ dền, khoai lang, rau lá xanh đậm…
Thực phẩm chứa nhiều vitamin B12: Nấm, thực phẩm lên men và các thực phẩm tăng cường vitmain B12. Các loại thực phẩm được tăng cường vitamin B12 là sữa hạnh nhân, sữa gạo, sữa đậu nành (không phải GMO), sữa cây gai dầu và sữa yến mạch, cùng với ngũ cốc ăn sáng...
Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B
Vitamin B có tác dụng tốt nhất khi được kết hợp nhiều loại với nhau. Do đó, tốt nhất bạn nên tiêu thụ sản phẩm bổ sung vitamin B tổng hợp chứ không phải là các vitamin riêng lẻ. Đừng quá lo lắng khi uống bổ sung vitamin B khiến nước tiểu sẫm màu hơn. Vì vitamin B cũng có tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm trùng hoặc các bệnh trạng khác vào đường tiết niệu của bạn.
Hầu hết các sản phẩm bổ sung vitamin B trên thị trường cung cấp 50 - 100mg mỗi loại vitamin B, bao gồm: B6, B1, B2, niacin (B3), cùng với 50 - 100mcg acid folic và vitamin B12. Bạn có thể uống 1 - 2 viên nang mỗi ngày hoặc làm theo hướng dẫn sử dụng của dược sỹ, bác sỹ.
Vì vitamin B phức hợp tham gia vào quá trình sản sinh năng lượng trong cơ thể, nên bạn hãy uống chúng vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, không nên uống trước khi ngủ vì chúng có thể khiến bạn tỉnh táo, khó ngủ.
Bình luận của bạn