Trẻ thiếu vitamin B12 có thể bị chậm phát triển trí não

Thiếu vitamin B12 nên ăn gì?

Tình trạng thiếu vitamin B12 ở bệnh nhân viêm khớp

Trẻ bị đái tháo đường là do mẹ thiếu vitamin B12 chất khi mang thai?

Acid folic, vitamin B12 giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người bị động kinh?

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bị thiếu hụt vitamin B12

Theo nhà nghiên cứu Ingrid Kvestad tới từ Uni Research (Na Uy) và các đồng nghiệp, tình trạng thiếu vitamin B12 có sự liên kết với việc giảm điểm kiểm tra ở trẻ em 5 tuổi.

Nhím nghiên cứu đã thu thập mẫu máu từ 500 trẻ sơ sinh ở Bhaktapur (Nepal) và kiểm tra tình trạng vitamin B12 trong cơ thể chúng. Sau khoảng 5 năm, 320 trẻ trong số đó đã được thực hiện thêm các bài kiểm tra phát triển và nhận thức khác nhau.

Hầu hết trẻ tham gia nghiên cứu không bị thiếu hụt vitamin B12 nghiêm trọng, nhưng vẫn chưa đạt tới mức vitamin B12 khuyến cáo tối ưu.

Theo kết quả nghiên cứu, trẻ nhỏ có hàm lượng vitamin B12 thấp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giải quyết các bài kiểm tra nhận thức, chẳng hạn như khả năng làm các câu đố, nhận dạng chữ cái và giải thích cảm xúc. Chính vì vậy, việc điều chỉnh tình trạng vitamin B12 của trẻ ngay từ sớm có thể là một biện pháp để bảo đảm sự phát triển lành mạnh cho đối tượng bị thiếu hụt vitamin.

Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, liều lượng vitamin B12 khuyến cáo mỗi ngày cho từng độ tuổi như sau:

Trẻ em từ 0 - 6 tháng: 0,4mcg

Trẻ em từ 7 - 12 tháng: 0,5mcg

Trẻ em từ 1 - 3 tuổi: 0,9mcg

Trẻ em từ 4 - 8 tuổi: 1,2mcg

Trẻ em từ 9 - 13 tuổi: 1,8mcg

Nam giới và nữ giới từ 14 tuổi trở lên: 2,4mcg

Phụ nữ đang mang thai: 2,6mcg

Phụ nữ đang cho con bú: 2,8mcg

Nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B12, như: Động vật có vỏ, gan bò, gan gà, cá, thịt bò, các sản phẩm từ đậu nành, ngũ cốc, sữa bò, sữa chua, pho mát, trứng, rau lá xanh đậm, đu đu xanh... Hãy cân nhắc kỹ, tham vấn bác sỹ trước khi bổ sung vitamin B12 cho trẻ thông qua thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung.

Bởi lẽ, mặc dù vitamin B12 được đánh giá là tương đối an toàn nhưng nếu uống nhiều hơn 20mcg vitamin B12 mỗi ngày có thể gây mụn trên da và bệnh Rosacea. Rosacea là một bệnh da liễu mạn tính phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng tới vùng da mặt, có thể gây: Phát ban đỏ kéo dài; Sẩn đỏ có mủ thường bị nhầm với mụn trứng cá; Dày lên và biến dạng da; Trứng cá đỏ ở mắt. Ngoài ra, sử dụng trên 1.000 vitamin B12 có thể tác động xấu đến bệnh đái tháo đường và bệnh thận giai đoạn cuối. 

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất