Đề xuất COVID-19 là bệnh nghề nghiệp

6 nhóm ngành, nghề có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao được đề xuất là bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội

Hỏi đáp hậu COVID-19: Nguy cơ tổn thương thận ở người khỏi bệnh

Vắc-xin mRNA: Cuộc chinh phục đại dịch COVID-19 từ cái nhìn trong cuộc

Bộ Y tế yêu cầu "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng trước 30/4

Khủng hoảng COVID-19 ở Thượng Hải

Theo báo Pháp Luật Online, Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo thông tư, trong đó có nội dung coi COVID-19 là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.

Các nghề nằm trong danh mục được xếp vào nhóm có nguy cơ cao và được hưởng chính sách trên gồm: Người làm việc tại cơ sở y tế; Người làm trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu virus SARS-CoV-2; Người làm công việc trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà; Người làm công việc vận chuyển, phục vụ người bệnh COVID-19; Người làm công việc vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh COVID-19; Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm COVID-19.

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, trước tình trạng “nở rộ” các gói khám hậu COVID-19 tại các cơ sở y tế, Sở Y tế TP.HCM cho biết, các phòng khám tư nhân trước khi triển khai dịch vụ khám chữa bệnh phải có hồ sơ đăng ký nội dung gửi về Sở, để được xem xét và xác nhận. Các chuyên gia y tế khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên đi khám hậu COVID-19 khi thấy có các vấn đề về sức khỏe. Nếu F0 thể nhẹ khỏi bệnh, không xuất hiện triệu chứng gì thì không cần thiết phải đi khám hậu COVID-19, kẻo tiền mất tật mang.

Đến nay, cả nước đã có 88.820 liều vaccine COVID-19 được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Nhiều tỉnh vùng cao như Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho nhóm tuổi này. Tất cả các em đều được theo dõi sức khoẻ, không có trường hợp nào diễn biến nặng sau tiêm.

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bé gái 29 tháng tuổi bị điện giật khi rút sạc điện thoại để chơi. Tai nạn xảy ra, trẻ bất tỉnh, tím tái, lòng bàn tay trái cháy đen, may mắn được chị gái của cháu (5 tuổi) phát hiện. Sau khi được đánh giá sức khỏe, bệnh nhi được mổ cắt lọc hoại tử, chuyển vạt da, ghép da vùng bàn tay (tổn thương hoại tử cả da cân cơ và xương bàn ngón tay) để giữ lại bàn tay cả về chức năng và thẩm mỹ. Đây là lời cảnh báo với phụ huynh không để trẻ chơi điện thoại trong khi đang sạc pin; Cần đặt điện thoại và các thiết bị điện xa tầm tay của trẻ.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn