Hộ chiếu vaccine sẽ được hiển thị trên ứng dụng PC-COVID
Hàng loạt địa phương đã tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi
Trẻ tiêm vaccine COVID-19 có được tiêm các loại vaccine khác cùng thời điểm?
Công thức làm thanh ngũ cốc giàu năng lượng từ yến mạch
Đức Đạt Lai Lạt ma: Hạnh phúc so với khoái cảm
Bản tin phòng, chống dịch COVID-19 ngày 19/4 của Bộ Y tế ghi nhận thêm 13.500 ca mắc mới COVID-19 tại 60 tỉnh, thành. Trong ngày có hơn 124.600 trường hợp được công bố khỏi bệnh. Tính đến chiều nay, cả nước có gần 39.000 liều vaccine COVID-19 được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Hà Nội được phân bổ thêm 104.000 liều vaccine Moderna phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Hiện, một số quận, huyện tại Hà Nội đã tiêm xong cho học sinh lớp 6 và tiếp tục hạ độ tuổi tiêm cho học sinh lớp 5, lớp 4.
Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành rà soát, xác thực, bổ sung thông tin sai lệch, còn thiếu của người dân tiêm chủng trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, hoàn thành trước ngày 30/4. Bộ Y tế nêu rõ, người đứng đầu các cơ sở tiêm chủng chịu trách nhiệm nếu thông tin tiêm chủng của người dân bị sai sót không được cập nhật kịp thời, ảnh hưởng đến việc cấp hộ chiếu vaccine, phục vụ cho việc đi lại, giao thương quốc tế.
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, báo cáo nhanh từ các bệnh viện chuyên khoa Nhi trên địa bàn TP.HCM từ tháng 6/2021 đến tháng 3/2022 ghi nhận có 315 trong tổng số 71.076 trẻ mắc COVID-19 được chẩn đoán mắc hoặc nghi ngờ mắc hội chứng MIS-C. Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán mắc hội chứng trên đều đáp ứng tốt với điều trị, không có trường hợp tử vong. Trong đó, lứa tuổi thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi, chiếm 47,3%. Sở Y tế TP.HCM cho rằng, biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa trẻ em mắc hội chứng MIS-C là cho tất cả trẻ em đủ điều kiện từ 5 tuổi trở lên tiêm vaccine COVID-19.
Trao đổi với VnExpress ngày 19/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: "F0 vẫn cần tuân thủ cách ly, trường hợp phải đi làm thì ở khu vực riêng biệt, sinh hoạt khép kín hoặc khu điều trị F0 đối với nhân viên y tế". COVID-19 vẫn được xếp vào dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, vì thế cần đảm bảo nguyên tắc phòng, chống dịch.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa can thiệp mạch máu não kết hợp mạch vành cứu sống bệnh nhân cùng lúc đột quỵ não cấp kèm nhồi máu cơ tim cấp rất nguy kịch. Trường hợp bệnh nhân cùng lúc bị nhồi máu cơ tim và nhồi máu não là rất hiếm, ước tính chỉ gặp trong 0,009% dân số. Xác định bệnh nhân bị tắc động mạch cảnh, các bác sỹ đã chụp và can thiệp tái thông mạch vành. Hiện bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt, vận động phục hồi tốt, đang được theo dõi.
Bình luận của bạn