Người dân Thượng Hải bị buộc phải ở yên trong nhà trước sự kiểm soát nghiêm ngặt của thành phố để phòng dịch COVID-19. Ảnh: Reuters.
Dân Trung Quốc phẫn nộ về đường dây buôn vaccine giả cực lớn
Vũ Hán - 1 năm sau ngày bùng phát đại dịch Covid-19
Đội ngũ y tế Vũ Hán làm việc không ngừng nghỉ giữa "tâm dịch" như thế nào?
Chẩn trị COVID-19 bằng Đông - Tây y: Kinh nghiệm quý từ tâm dịch Vũ Hán
Tình hình dịch COVID-19 ở Thượng Hải
Trong tuần qua, các hãng thông tấn và tin tức tại Trung Quốc cũng như trên thế giới đã đăng tải hàng loạt bài viết về tình hình của Thượng Hải. Khi cả thế giới đang dần học cách sống chung với COVID-19 thì "đất nước đông dân nhất" vẫn kiên định với kế hoạch "Zero COVID" của mình. Giới chức trách đã ra lệnh phong tỏa Thượng Hải sau khi ghi nhận 13.000 ca nhiễm mới trong ngày.
Lệnh phong tỏa lần này có thể nói là nghiêm ngặt bậc nhất, áp dụng với 26 triệu dân cư Thượng Hải. Người dân không được ra khỏi nhà dù là bất kỳ lý do gì, kể cả đi đổ rác. Tất cả phải đặt đồ ăn và nhu yếu phẩm trên mạng. Sau đó đội ngũ shipper sẽ chịu trách nhiệm mang đến. Tuy nhiên mọi thứ luôn trong tình trạng cháy hàng, mà nếu mua được thì giá cũng "trên trời".
Không giống như những lệnh phong tỏa ngắn ngày ở Trung Quốc trước đây, lệnh phong tỏa lần này ở Thượng Hải hiện đã bước sang tuần thứ ba, điều này đã khiến tình hình căng thẳng giữa người dân, cảnh sát và nhân viên phòng chống dịch bệnh ngày càng tăng cao, gây ra các làn sóng xung đột gay gắt trên mạng xã hội.
Theo Globeandmail, tại khu phố Zhangjiang (Trường Giang) ở Thượng Hải, Trung Quốc, cảnh sát đã ập vào nhà dân. Và lôi họ ra bắt giữ vì thường xuyên ra ngoài không lý do. Những căn hộ tại khu Zhangjiang Nashi International đã trở thành địa điểm cách ly tập thể mà không cần hỏi ý kiến người dân.
Người dân tại tòa nhà này cho biết, họ được nói phải chuyển đi nơi khác sống vào ngày 14/4 để dành chỗ cho bệnh nhân COVID-19. Khi người thuê nhà phản đối thì cảnh sát mặc đồ bảo hộ trắng đã dùng vũ lực kéo họ ra khỏi nhà. Dù người dân xin được miễn cho người già yếu thì họ cũng không quan tâm. Phụ nữ và trẻ em thì khóc hết nước mắt van xin vì không có chỗ ở nữa.
Theo Finacial Times, mạng xã hội cho thấy một thành phố đang đứng trên "bờ vực thẳm". Cư dân la hét từ ban công nhà mình, yêu cầu được cung cấp thức ăn. Máy bay không người lái phát đi các thông điệp yêu cầu người dân quay vào nhà. Hàng nghìn người có kết quả xét nghiệm dương tính bị "nhồi nhét" trong các trung tâm cách ly.
Hôm thứ Ba tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra lệnh cho các nhân viên làm các công việc không thiết yếu rời khỏi lãnh sự quán tại thành phố, vì lý do “cưỡng chế áp đặt luật pháp địa phương và các hạn chế liên quan đến COVID-19.”
Đây là một trong những vụ phong tỏa nghiêm trọng nhất của toàn bộ đại dịch. Nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của Thượng Hải, của Trung Quốc, và của toàn thế giới. Tuy nhiên, nó xảy ra vào thời điểm mà ở Châu Âu, Mỹ và nhiều người dân trên thế giới đang chuẩn bị nhiễm COVID-19 lần thứ ba hoặc thứ tư, và chẳng còn bận tâm về đại dịch nữa. Vì vậy, họ có nguy cơ không để ý đến các hậu quả đáng kể của những gì đang diễn ra ở thành phố lớn nhất Trung Quốc.
Thượng Hải ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì COVID-19 kể từ khi phong tỏa
Hôm 18/4, Thượng Hải đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong đầu tiên do COVID-19 kể từ khi thành phố áp lệnh phong tỏa trong đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc.
Theo hãng thông tấn AFP, các ca tử vong đầu tiên được xác nhận là 3 người cao tuổi có bệnh nền, gồm hai cụ bà 89 và 91 tuổi, một cụ ông 91 tuổi. Chính quyền thành phố thông báo trên phương tiện truyền thông xã hội: “Tình trạng của 3 bệnh nhân đã trở nên nghiêm trọng hơn sau khi nhập viện. Dù các y bác sỹ đã nỗ lực cứu chữa cho bệnh nhân, họ đã không qua khỏi”.
Theo Hãng tin Reuters, từ ngày 10/3 đến nay, Thượng Hải đã thực hiện hơn 200 triệu lượt xét nghiệm COVID-19 cho người dân trong thành phố.
Theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, ngày 18/4, Trung Quốc ghi nhận 23.460 ca mắc mới trong 24 giờ, trong đó có 2.742 ca có triệu chứng. Trong số này, Thượng Hải báo cáo 22.248 ca mới, bao gồm 2.417 ca bệnh có triệu chứng.
Tính thêm 3 ca tử vong mới công bố, đến nay Trung Quốc đã có 4.641 ca tử vong do COVID-19. Lần gần nhất Trung Quốc báo cáo ca tử vong do COVID-19 là vào ngày 19/3, là hai bệnh nhân ở tỉnh Cát Lâm và cũng là những trường hợp tử vong đầu tiên do virus SARS-CoV-2 trong hơn một năm qua ở nước này.
Từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát vào cuối năm 2019 đến nay, Trung Quốc vẫn luôn áp dụng chiến lược "Zero COVID", với mục tiêu quét sạch ca nhiễm trong cộng đồng bằng phong tỏa nghiêm ngặt, cách ly, truy vết và xét nghiệm diện rộng.
Tính đến ngày 11/4, 87 trong 100 thành phố lớn nhất Trung Quốc đã áp đặt một số hạn chế đi lại. Những hạn chế này bao gồm giới hạn người có thể ra vào thành phố hoặc phong tỏa toàn thành phố như Thượng Hải, nơi hầu hết người dân không được phép rời nhà để mua lương thực. Các nhà máy bị đóng cửa và tắc nghẽn giao thông ở nhiều khu vực của Trung Quốc do hạn chế Covid-19 đang ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngoài Thượng Hải, nhiều đô thị ở Trung Quốc đã hạn chế di chuyển vô cùng nghiêm ngặt để kiểm soát đại dịch COVID-19. Cuối tuần qua, thành phố Tây An bị phong tỏa một phần trong 4 ngày sau khi thành phố 13 triệu dân này phát hiện hơn 40 ca lây nhiễm. Thành phố Trịnh Châu ở miền Trung cũng phong tỏa khu sân bay trong 2 tuần và bắt đầu xét nghiệm hàng loạt trong khu vực từ 18/4. Thành phố Vu Hồ ở tỉnh An Huy cũng đã phong tỏa khu vực trung tâm thành phố sau khi phát hiện chỉ 1 ca bệnh.
Dự kiến, tình hình sẽ trở nên tệ hơn trong tháng 4 khi Trung Quốc áp dụng thêm nhiều hạn chế phòng dịch ở nhiều khu vực hơn.
Bình luận của bạn