- Chuyên đề:
- Bệnh tự miễn
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Căng thẳng, lo âu hậu COVID-19 có thể gây bùng phát lupus ban đỏ
Dấu hiệu lupus ban đỏ và giải pháp cải thiện từ thảo dược
Lupus ban đỏ: Triệu chứng điển hình và giải pháp cải thiện
Biến chứng của bệnh lupus ban đỏ và giải pháp từ thảo dược
Phụ nữ bị lupus nên làm gì khi mang thai để giữ sức khỏe?
Hệ miễn dịch và lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn nên nhận diện nhầm, tự tấn công chính các cơ quan trong cơ thể. Triệu chứng của lupus ban đỏ ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể nên rất khác nhau tùy từng người bệnh.
Một trong các biểu hiện thường gặp ở người bệnh lupus là ban đỏ ở mặt. Đôi khi người bệnh chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn hoặc sưng đau khớp.
Lupus ban đỏ là bệnh chưa rõ nguyên nhân nên đến nay chưa có liệu pháp điều trị đặc hiệu. Thay vào đó, người mắc cần kiểm soát các triệu chứng trong đợt cấp, dự phòng tổn thương nội tạng và ngăn các đợt bệnh tái phát.
Thuốc điều trị lupus ban đỏ được chia làm 4 nhóm chính gồm: Các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid; Thuốc corticosteroid; Thuốc chống sốt rét tổng hợp như hydroxychloroquine, chloroquine và thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh nặng.
Nguy cơ biến chứng hậu COVID-19 ở người bị lupus ban đỏ
Người bị lupus ban đỏ có nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm cao hơn bình thường do hệ miễn dịch suy yếu. Các yếu tố như thuốc điều trị, bệnh lý mắc kèm cũng có thể khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo nghiên cứu, điểm chung giữa lupus và COVID-19 là đều có thể gây ra tổn thương tại các mô cũng như “cơn bão cytokine”. Một số người đã từng mắc COVID-19 nặng dễ gặp phải các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn.
Lupus ban đỏ có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng phổi và viêm màng ngoài tim. Trong khi đó, COVID-19 làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu trên người có bệnh nền đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch… Đây cũng là những vấn đề thường gặp ở người bệnh lupus ban đỏ.
Vì lý do trên, sau khi khỏi bệnh COVID-19, người bị lupus ban đỏ cần theo dõi sức khỏe sát sao, đặc biệt là các triệu chứng bất thường như: Khó thở hoặc hụt hơi, đau ngực; Đau cơ; Đau khớp… Đối tượng này cũng nên khám bệnh định kỳ tại các cơ sở uy tín để được tư vấn phục hồi chức năng.
Về sinh hoạt, người bệnh lupus ban đỏ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Bệnh có thể bùng phát chỉ sau một lần ra nắng. Khi trở lại học tập, làm việc, bạn nên chủ động dùng kem chống nắng và các biện pháp che chắn làn da.
Các yếu tố như căng thẳng, lo âu, stress hậu COVID-19 cũng có thể khiến đợt cấp của lupus ban đỏ tái phát. Người bệnh cần nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc để cơ thể nhanh chóng phục hồi sau khi mắc COVID-19.
Về dinh dưỡng, người bệnh lupus ban đỏ nên ưu tiên ăn các món ăn giàu năng lượng và cân bằng dinh dưỡng. Tránh thức ăn nhanh hay bồi bổ quá mức với thực phẩm chiên xào, thịt mỡ. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau củ quả tươi để nhanh chóng cải thiện sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
Giải pháp điều hòa hệ miễn dịch, cải thiện triệu chứng cho người bệnh lupus ban đỏ
Để ngăn ngừa các đợt tái phát lupus ban đỏ hậu COVID-19, người bệnh cần dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bên cạnh đó, để nâng cao sức đề kháng, nhiều người lựa chọn kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cây sói rừng.
Cụ thể, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính cây sói rừng, kết hợp với nhũ hương, bạch thược, cao thổ phục linh... giúp điều hòa miễn dịch, hỗ trợ giảm triệu chứng ngoài da như ban hồng, ngứa ngáy. Thành phần chính sói rừng đã được nghiên cứu tại Đại học Thẩm Dương (Trung Quốc) chứng minh giúp tăng cường miễn dịch, tác động vào nguyên nhân sâu xa bệnh tự miễn về da như lupus ban đỏ.
Bạn nên kết hợp sử dụng kem bôi chứa chitosan giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả, an toàn. Đặc biệt, bộ đôi “trong uống, ngoài bôi” này là sản phẩm thảo dược đầu tiên trên thị trường có nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hiệu quả tích cực. Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, bộ đôi này đã vinh dự đón nhận rất nhiều giải thưởng như: Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em, Top Brand 2019....
Như vậy, bên cạnh việc đảm bảo dinh dưỡng, sinh hoạt hậu COVID-19, người mắc lupus ban đỏ nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược trong uống chứa thành phần chính cây sói rừng và kem bôi chứa chitosan mỗi ngày.
Quỳnh Trang
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang, kem dược liệu Explaq – Bộ sản phẩm cho người bị vảy nến, lupus ban đỏ
Kim Miễn Khang chứa: Cây sói rừng, L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương.
Công dụng: Tăng cường miễn dịch trong các bệnh tự miễn, hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng của bệnh tự miễn.
Đối tượng sử dụng: Lupus ban đỏ, bệnh bạch biến, bệnh vảy nến.
Hướng dẫn sử dụng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, nên dùng liên tục 1 đợt từ 3 - 6 tháng.
Kem dược liệu Explaq chứa: Chitosan, chiết xuất lá sòi, chiết xuất phá cố chỉ, chiết xuất ba chạc, dầu dừa, kẽm salicylat, MSM...
Công dụng: Giúp làm thơm, dưỡng da, duy trì độ ẩm cho da; Giúp làm sạch các vảy da và tế bào da chết, làm dịu da khi bị: Viêm da, ngứa ngáy, vảy nến, á sừng, tổ đỉa, bong tróc, vảy da...
Đối tượng sử dụng: Sản phẩm dùng làm sạch tế bào da chết, các loại vảy da cho các trường hợp da bị dày, vảy da...
Hướng dẫn sử dụng: Thoa ngày 3-4 lần vào các buổi sáng, trưa, tối trước khi đi ngủ.
Sản phẩm Kim Miễn Khang được tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
Số GPQC:1077/2020/ ATTP-XNQC
ĐT: 024.38461530 - 028.62647169
Sản phẩm Explaq được tiếp thị bởi: Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.
Địa chỉ: 173 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
Số GPQC: 21/2020/XNQCMP-YTHN
SĐT: 024.37757240
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận của bạn