HPV (Human papillomavirus) có thể được phòng ngừa bằng vaccine và quan hệ tình dục an toàn
Đã tiêm vaccine tại sao vẫn bị nhiễm virus HPV?
Những thông tin cần biết về virus HPV và những căn bệnh do HPV gây ra
Nam giới chưa quan hệ "chăn gối" cũng có thể nhiễm HPV?
Ung thư miệng - họng do HPV đang tăng cao ở nam giới
HPV có thể không gây triệu chứng
HPV là tên gọi tắt của human papillomavirus, một nhóm lớn bao gồm hơn 150 chủng virus liên quan. Mỗi loại virus trong nhóm đều được đặt tên theo một chữ số, được gọi là một type HPV.
Theo bác sỹ William Robinson – Trung tâm Y tế Đại học Missisippi (Mỹ), nếu đã quan hệ tình dục, khả năng cao là bạn từng nhiễm ít nhất 01 type HPV sinh dục vào một thời điểm nào đó trong đời. HPV có thể lây cho người khác ngay cả khi người nhiễm virus này không có biểu hiện dấu hiệu hay triệu chứng gì. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ, trong phần lớn trường hợp, cơ thể có khả năng tự tiêu diệt virus trong vòng 2 năm.
HPV không chỉ gây ung thư cổ tử cung
Phần lớn các type HPV gây ra mụn cóc trên da tại các vị trí như cánh tay, ngực, bàn tay hoặc bàn chân. Số khác được tìm thấy chủ yếu tại các màng niêm mạc tại các cơ quan và bộ phận như âm đạo, hậu môn, miệng, hầu họng…
Tuy nhiên, một số type HPV như 16, 18, 31, 33… có nguy cơ cao có thể gây ung thư cổ tử cung, hậu môn, dương vật. Đặc biệt, HPV là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư hầu họng ở nam giới.
Bao cao su không đảm bảo ngăn ngừa HPV 100%
HPV có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp qua da như quan hệ tình dục. Bao cao su là biện pháp cần thiết để giảm nguy cơ nhiễm HPV. Ngay cả khi sử dụng đúng cách, bao cao su cũng không thể bảo vệ 100% vì chúng không che chắn toàn bộ vùng da ở bộ phận sinh dục hay hậu môn. Vì thế, người trẻ tuổi, chưa quan hệ tình dục được khuyến cáo tiêm vaccine phòng HPV sớm.
Đừng vội nghi ngờ bạn tình khi nhiễm HPV
Nếu bạn có kết quả xét nghiệm dương tính với HPV, đừng vội kết luận nguồn lây đến từ bạn đời, người yêu hiện tại. Theo bác sỹ Robinson, phụ nữ bị ung thư cổ tử cung ở tuổi 40 có thể đã nhiễm HPV từ lần đầu tiên quan hệ tình dục. Nguyên nhân là quá trình hình thành bệnh ung thư do HPV diễn ra âm ỉ từ 10-30 năm.
Virus HPV còn lây truyền từ người nhiễm HPV không triệu chứng sang người lành qua tình dục đường miệng, tiếp xúc qua da, niêm mạc có trầy xước, tiếp xúc với vật dụng có chứa dịch tiết cơ thể như đồ lót.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư do HPV
Thói quen hút thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho HPV sinh sôi nhanh chóng và phát bệnh. Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có lượng HPV type 16 cao, đồng thời nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn lên 27%, so với phụ nữ không hút thuốc lá.
Vaccine HPV không chỉ dành cho nữ giới
Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế, vaccine phòng HPV không chỉ bảo vệ phụ nữ trước các type HPV gây ung thư cổ tử cung, mà còn giúp phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe ở nam giới.
Vaccine HPV được chỉ định cho phụ nữ và trẻ em trong độ tuổi từ 9-26 phòng ung thư cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm HPV. Vaccine này cũng được khuyến cáo cho người đồng tính nam đến độ tuổi 26, các đối tượng nam và nữ bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người nhiễm HIV/AIDS) đến độ tuổi 26, nếu các đối tượng này chưa tiêm vaccine đầy đủ trước đó.
Đã tiêm vaccine HPV, vẫn cần tầm soát ung thư cổ tử cung
Vaccine HPV hiện tại chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh do một số type HPV như 6, 11, 16, 18… Vaccine không thể điều trị hoặc tiêu diệt các chủng virus người bệnh đã nhiễm trước khi tiêm. Vì thế, phụ nữ từ 21-65 tuổi được khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ bằng xét nghiệm Pap ngay cả khi đã tiêm đủ liều vaccine HPV.
Bình luận của bạn