Bộ Y tế hướng dẫn cách ly y tế F1 tại nhà ở TP.HCM như thế nào?

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn cách ly y tế F1 tại nhà, thí điểm ở TP.HCM - Ảnh Minh họa.

TP.HCM thêm một ca COVID-19 tử vong

Công bố “bổ sung” 563 ca COVID-19 ở TP.HCM, đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm vaccine NanoCovax

10 tỉnh thành ghi nhận ca COVID-19 mới, TP.HCM hơn 50 ca

Dịch COVID-19 phức tạp, TP.HCM đẩy nhanh năng lực xét nghiệm

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, xuất hiện các chủng virus SARS-CoV-2 mới có khả năng lây nhiễm nhanh trên diện rộng với số lượng người tiếp xúc gần (F1) lớn gây quá tải các cơ sở cách ly y tế tập trung.

Ngày 27/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa kí ban hành công văn gửi UBND TP.HCM về việc thí điểm hướng dẫn cách ly y tế tại nhà cho các đối tượng F1 để phòng chống COVID-19. Cụ thể như sau:

- Theo hướng dẫn này, UBND cấp xã, phường chỉ cho phép cách ly tại nhà sau khi đã kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện cách ly theo hướng dẫn, chỉ thực hiện cách ly tại nhà riêng lẻ (nhà ở biệt thự, liền kề, nhà ở độc lập). Trước cửa phải có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “Địa điểm cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19”.

- Thời gian cách ly tại nhà là 28 ngày.

- Phòng cách ly đảm bảo điều kiện (là phòng khép kín, cách ly với sinh hoạt chung của gia đình, không sử dụng điều hòa trung tâm). Nếu nhà có nhiều tầng thì sử dụng một tầng riêng biệt để thực hiện cách ly y tế. Cạnh phòng cách ly y tế phải có một phòng riêng để nhân viên y tế thực hiện việc khám, lấy mẫu, theo dõi sức khỏe (bố trí bàn, ghế, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn, thùng đựng chất thải lây nhiễm, thùng đựng chất thải sinh hoạt).

- Người cách ly tại nhà phải có cam kết với chính quyền, không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình và động vật nuôi, được bố trí suất ăn riêng, tự đo thân nhiệt hằng ngày, cài đặt các ứng dụng theo dõi sức khỏe và báo ngay cơ quan y tế nếu có vấn đề về sức khỏe...

Người được cách ly tại nhà sẽ được lấy mẫu xét nghiệm 5 lần vào các ngày thứ nhất, thứ 7, 14, 21 và 28 của đợt cách ly. Gia đình, người cùng nhà không để người có bệnh nền ở cùng nhà với người cách ly.

- Trường hợp F1 là trẻ em, người già yếu, gia đình bố trí người chăm sóc. Trường hợp người cách ly, người chăm sóc có xét nghiệm dương tính sẽ được đưa ngay đến cơ sở y tế và thực hiện theo quy định.

Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát chặt chẽ, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho người cách ly theo quy định.

Trước đây, một số người dân cũng tự giác để bảng tự cách ly tại nhà

Bộ Y tế đề nghị UBND thành phố chỉ đạo UBND cấp xã, phường chỉ cho phép thực hiện cách ly tại nhà sau khi đã kiểm tra, xác nhận đảm bảo đủ điều kiện cách ly theo Hướng dẫn; tổ chức quản lý, giám sát thực hiện nghiêm việc tổ chức cách ly y tế tại nhà; giám sát y tế đối với người cách ly trong thời gian cách ly và sau khi kết thúc cách ly; tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải y tế lây nhiễm để xử lý theo quy định.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố hoặc đơn vị được chỉ định tổ chức xét nghiệm SARS-COV-2 cho người cách ly.

Theo Bộ Y tế, tới sáng 27/6, TP.HCM đã ghi nhận trên 3.000 ca mắc COVID-19. Thành phố đang thực hiện cách ly  39.578 người, trong đó 11.626 người đang cách ly tập trung, 27.952 trường hợp đang cách ly tại nhà/nơi lưu trú. Số lượng F1 tại TP.HCM tăng rất nhanh khiến một số cơ sở cách ly gặp khó khăn, dẫn đến tình trạng quá tải, tăng nguy cơ lây nhiễm chéo tại khu cách ly tập trung.

Vấn đề cách ly F1 tại nhà ở TP HCM được Phó giám đốc Sở Y tế thành phố Nguyễn Hữu Hưng nêu tại cuộc họp về phòng chống Covid-19 mới đây. Theo đó ngành y tế thành phố đang cân nhắc tổ chức cách ly F1 tại nhà, trước mắt sẽ thí điểm ở một số khu vực, sau đó nhân rộng ra. Việc giám sát F1 tại nơi ở sẽ giúp người bị cách ly tâm lý nhẹ nhàng, nhà nước đỡ chuẩn bị cơ sở, vật chất để cách ly tập trung khi số ca F1 tăng cao.

Hiệp Nguyễn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin