Bong tróc da đầu ngón tay làm mất vân tay là do đâu?

Ngoài yếu tố thời tiết, đâu là nguyên nhân gây bong tróc da đầu ngón tay?

Các loại tinh dầu chống viêm giúp giảm đau cơ bắp, giảm viêm da

Bảo vệ sức khỏe trong những ngày trời mù sương

5 vấn đề sức khỏe có thể nghiêm trọng hơn trong mùa Đông

Bật mí cách làm trẻ hóa làn da tiết kiệm, an toàn

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây bong tróc da ở đầu ngón tay và khi nào bạn cần đến gặp bác sỹ:

Nguyên nhân gây bong tróc da đầu ngón tay

Rửa tay nhiều lần với xà phòng

Rửa tay với xà phòng quá nhiều lần khiến da ở đầu ngón tay bong tróc, nứt nẻ

Bong tróc, nứt nẻ là dấu hiệu thường thấy của làn da khô. Da khô thường do rửa tay thường xuyên với xà phòng. Thực tế, ưu điểm của việc rửa tay thường xuyên là làm giảm sự lây lan của vi khuẩn, nhưng xà phòng sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ làn da. Khi lớp dầu này mất đi, da thiếu ẩm gây khô, thậm chí là viêm da. Vì vậy, những người bị bong tróc da ở đầu ngón tay nên rửa tay khi cần thiết và dùng kem dưỡng ẩm ngay sau đó.

Thời tiết

Kiểu thời tiết lạnh khô đặc trưng trong những tháng đầu mùa Đông khiến làn da tay khô ráp, bong tróc và nứt nẻ. Do đó, bạn nên đeo găng tay ấm khi đi ra ngoài trời.

Mút ngón tay

Mút ngón tay là thói quen đặc biệt phổ biến ở trẻ em. Nó có thể dẫn đến bong tróc da trên đầu ngón tay, thậm chí là lở loét. Tương tự, một số người lớn cũng có thói quen cắn móng tay, ngón tay khi căng thẳng.

Bệnh vảy nến

Thời tiết hanh khô rất dễ khiến bệnh vảy nến bùng phát và trở nên nghiêm trọng hơn

Vảy nến là bệnh tự miễn, khởi phát và trở nên trầm trọng hơn do nhiều yếu tố: Di truyền, thói quen ăn uống, căng thẳng… Nguyên nhân sâu xa gây bệnh vảy nến là do hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn. Hệ miễn dịch nhận diện nhầm tế bào tế bào da khỏe mạnh là “những kẻ xâm lược” gây bệnh, nên sinh ra phản ứng tấn công, khiến các tế bào da bị rút ngắn thời gian sống, chết đi quá nhanh. Các tế bào da chết tích tụ lại, tạo thành mảng vảy nến. Đặc biệt, vảy nến móng tay sẽ khiến vùng da ở đầu ngón tay ngứa ngáy, bong tróc.

Viêm da bàn tay (bệnh chàm bàn tay)

Viêm da bàn tay thường do chúng ta tiếp xúc quá nhiều với các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt hàng ngày như xà phòng, nước rửa bát, nước tẩy rửa bồn cầu… có hàm lượng tẩy trắng cao, gây tổn hại đến sự bền vững của các tế bào da. Khi đó, lớp tế bào sừng ở ngoài có tác dụng bảo vệ da bị bong đi.

Khi nào nên đến gặp bác sỹ?

Hầu hết các trường hợp bong tróc da ở đầu ngón tay có thể khắc phục tại nhà bằng cách dùng kem dưỡng ẩm, tránh các chất gây kích ứng da. Tuy nhiên, trường hợp do bệnh lý tiềm ẩn cần được bác sỹ chẩn đoán và đưa ra hướng xử lý kịp thời. Mọi người nên đến gặp bác sỹ nếu:

- Da có dấu hiệu nhiễm trùng.

- Bong tróc da kéo dài hơn 2 tuần.

- Các triệu chứng không cải thiện với các phương pháp điều trị bảo tồn và trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách ngăn ngừa bong tróc da ở đầu ngón tay 

Một số cách đơn giản dưới đây có thể giúp bạn ngăn ngừa bong tróc, nứt nẻ da ở đầu ngón tay:

- Rửa tay bằng nước ấm thay vì nước nóng.

- Đeo găng tay khi rửa bát hoặc tiếp xúc với các chất tẩy rửa.

- Đeo găng tay ấm khi ra ngoài trời lạnh.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi đầu ngón tay tiếp xúc với nước.

Bạn có thể tìm mua kem dưỡng da tay cho da khô, bệnh vảy nến, hoặc bệnh chàm có sẵn tại cửa hàng mỹ phẩm hay trên trang thương mại điện tử. Nhưng tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu