- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Rối loạn cảm xúc theo mùa là một trong những vấn đề sức khỏe thường xảy ra trong mùa Đông
Trời lạnh dễ ốm: Bổ sung ngay thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch
Những thực phẩm làm ấm cơ thể trong mùa Đông giá lạnh
Ăn đậu tằm giúp tăng cường hệ miễn dịch?
Sữa quế: “Món tủ” giúp làm ấm cơ thể trong mùa lạnh
Dưới đây là 5 vấn đề sức khỏe mà triệu chứng của nó có thể trở nghiêm trọng hơn do ảnh hưởng từ thời tiết của mùa Đông và cách khắc phục:
Rối loạn cảm xúc theo mùa
Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là một loại trầm cảm theo mùa thường xảy ra vào mùa Thu - Đông. Các triệu chứng SAD xuất phát từ việc thiếu ánh sáng hoặc thời gian ban ngày ít hơn ban đêm. Người bệnh thường có những triệu chứng phổ biến như: Mệt mỏi; Mất đi sự quan tâm, hứng thú với các hoạt động hàng ngày; Thu mình với tập thể; Tăng cảm giác thèm ăn những thực phẩm có hàm lượng carbs cao; Tăng cân…
Tương tự như các loại trầm cảm khác, SAD không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, bên cạnh việc tham khảo ý kiến của bác sỹ, người bệnh nên tăng thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (bằng cách đi dạo, chọn chỗ làm việc hướng về cửa sổ…), yoga, thiền, massage trị liệu.
Vảy nến
Vảy nến là bệnh tự miễn mạn tính, gây ra các mảng da khô màu đỏ và bong tróc. Người bệnh vảy nến cần đặc biệt chú ý hơn khi vào mùa Đông, thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí giảm, chênh lệch nhiệt ngày đêm lớn… khiến làn da khô ráp, mẩn đỏ, ngứa ngáy và bệnh sẽ tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Thời tiết lạnh khô trong mùa Đông rất dễ khiến bệnh vảy nến bùng phát
Bệnh vảy nến cũng lành tính, nhưng nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, bệnh có thể gây một số biến chứng lên tim, thận và tâm lý người mắc. Vì vậy, vào mùa hanh khô, người bệnh hãy dưỡng ẩm da kỹ càng, tránh tắm nước quá nóng, bảo vệ làn da khi ra ngoài trời lạnh, thư giãn, uống nhiều nước và có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí...
Hen suyễn
Hen suyễn (hen phế quản) khiến đường thở bị viêm, sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích, các chất gây dị ứng. Do đó, người bệnh hen suyễn thường dễ lên cơn hen với các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, ho, nặng ngực… rất khó chịu.
Thời tiết miền Bắc trong những ngày này đang lạnh khô, cộng thêm ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường khô hấp trên và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn. Người bệnh hen suyễn nên che kín miệng (mũi) khi đi ra ngoài, tránh khói thuốc lá, rửa tay thường xuyên, tập thể dục trong nhà, uống đủ nước… để bảo vệ sức khỏe.
Viêm khớp
Viêm khớp là bệnh lý về khớp phổ biến ở Việt Nam. Bệnh là kết quả của sự thoái hóa của tổ chức sụn nằm trên đầu xương khớp, ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, thời tiết lạnh khô của mùa Đông có thể khiến dịch khớp đặc hơn gây cứng khớp và làm trầm trọng thêm cơn đau do viêm khớp.
Không khí lạnh khiến mạch máu co lại, các khớp bị thiếu máu khiến người bệnh viêm khớp đau nhức hơn
Để đảm bảo xương khớp khỏe mạnh trong mùa Đông, giảm sưng đau do viêm khớp, người bệnh cần chú ý giữ ấm cơ thể (đeo găng tay, tất chân, tắm nước ấm); Giảm áp lực cho khớp (dùng gậy chống, vịn tay…); Chế độ ăn uống (bao gồm thực phẩm giàu vitamin C, D, calci…); Kiểm soát cân nặng; Tập thể dục cường độ trung bình ít nhất 150 phút/tuần.
Cảm cúm (cúm mùa) là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Mùa cúm thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Đây là thời điểm trời chuyển lạnh, sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Theo nghiên cứu, virus cúm dễ sống, tồn tại trong môi trường có nhiệt độ thấp, nên bạn cũng dễ bị mắc bệnh hơn.
Do đó, người có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ em, nên chủ động phòng ngừa và rút ngắn thời gian bị cảm cúm bằng cách: Tiêm phòng, rửa tay thường xuyên, duy trì lối sống lành mạnh (tập thể dục, bổ sung trái cây giàu vitamin C, không hút thuốc, hạn chế uống rượu…).
Bình luận của bạn