“Điểm mặt” những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe

Sưng phù chân và mặt có phải biến chứng đái tháo đường không?

Người bệnh đái tháo đường có nên ăn cà tím?

Cỏ lúa mì có giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường?

4 thảo dược quý giúp phòng và cải thiện hiệu quả biến chứng đái tháo đường

Dưới đây là những biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường):

Bệnh thần kinh

Bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose trong máu và huyết áp quá cao. Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa và mất cảm giác.

Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng vì nó khiến bạn không chú ý với các chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi.

Bệnh thận

Đường huyết tăng cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ trong thận. Ban đầu, những tổn thương này sẽ làm các lỗ lọc của thận to lên, gây lọt protein ra nước tiểu (đạm niệu). Lâu dần sẽ gây phù, ngứa, tăng huyết áp… cuối cùng gây suy thận nặng.

Khi thận bị tổn thương, chúng sẽ không thể lọc máu hiệu quả. Điều này khiến các chất thải tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thấm cí có thể dẫn tới tử vong.

Các vấn đề về thị lực

Bệnh võng mạc đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến thị lực nếu bạn không kiểm soát được đường huyết. Lượng glucose dư thừa sẽ gây ra tổn thương cho các mạch trong võng mạc. Các triệu chứng bao gồm nhìn mờ, tầm nhìn ban ngày và ban đêm kém hơn. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh võng mạc đái tháo đường có thể gây mù lòa.

Bệnh tim mạch

Đường huyết tăng cao và tình trạng tăng đề kháng insulin được xem là con đường chính dẫn đến các biến cố tim mạch ở người bệnh đái tháo đường. Hầu hết những biểu hiện của bệnh tim mạch do đái tháo đường đều rất âm thầm trong giai đoạn đầu. Vì vậy, đa số người bệnh chủ quan và làm cho các biến chứng này thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, gây khó khăn cho việc điều trị.

Đột quỵ

Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ báo cáo rằng, người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đột quỵ cao. Điều này là do dư thừa glucose trong cơ thể từ đó dẫn đến nhiều chất béo tích tụ hoặc cục máu đông trong thành mạch máu. Các cục máu đông có thể gây thu hẹp, tắc nghẽn mạch máu, cuối cùng ngăn oxy đến não và gây ra đột quỵ.

Ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường thế nào?

Dù việc bị các biến chứng đái tháo đường là không thể tránh khỏi, nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa, trì hoãn biến chứng bằng cách:

- Kiểm soát đường huyết: Duy trì đường huyết khi đói dưới 7mmol/L, đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 10mmol/L, chỉ số HbA1c dưới 7%.

- Đi khám sức khỏe thường xuyên 3 tháng 1 lần.

- Thường xuyên kiểm tra bàn chân. Nếu có dấu hiệu bất thường cần đi khám tại cơ sở y tế gần nhất.

Lê Tuyết H+ (Theo Usnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết