Cỏ lúa mì có giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường?

Có lúa mỳ giúp ổn định đường huyết, kiểm soát biến chứng đái tháo đường

Người bị đái tháo đường phải lao động nặng nên ăn uống như thế nào?

Bơ đậu phộng giúp phòng bệnh đái tháo đường type 2?

Người bệnh đái tháo đường type 2 có ăn được nho khô?

6 dưỡng chất giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát biến chứng tốt hơn

Cỏ lúa mì điều chỉnh lượng đường trong máu?

Nếu đường huyết tăng cao hơn 350mg/dL, người bệnh đái tháo đường có thể gặp các triệu chứng bao gồm đau đầu, khát nước, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi. Tình trạng này không được khắc phục kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như tổn thương thần kinh, nhiễm trùng da và các vấn đề về thị lực. Do đó, ngăn ngừa đường huyết tăng cao là mục tiêu để kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả.

Một số nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng cỏ lúa mì có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cụ thể, trong nghiên cứu những con chuột bị đái tháo đường được sử dụng cỏ lúa mì cho thấy sự thay đổi mức độ của một số enzyme giúp giảm lượng đường trong máu.

Người bệnh đái tháo đường có thể bị mờ mắt khi đường huyết tăng cao

Một nghiên cứu khác điều trị chuột bị đái tháo đường bằng chiết xuất cỏ lúa mì trong 30 ngày cho thấy lượng đường trong máu giảm đáng kể.

Tuy nhiên, nghiên cứu về tác dụng của cỏ lúa mì đối với lượng đường trong máu mới chỉ giới hạn ở động vật. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định hiệu quả của nó đối với đường huyết trong cơ thể người.

Cỏ lúa mì giúp giảm viêm?

Viêm là một phản ứng được kích hoạt bởi hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương, nhiễm trùng. Tuy nhiên, viêm mạn tính được cho là góp phần gây ra các bệnh lý mạn tính nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch và bệnh tự miễn. Một số nghiên cứu cho thấy các thành phần của cỏ lúa mì có thể giúp giảm viêm.

Trong đó, một nghiên cứu nhỏ thực hiện trên 23 người đã xem xét tác dụng của nước ép cỏ lúa mì đối với viêm loét đại tràng, một căn bệnh đặc trưng bởi viêm ở ruột già. Họ được cho uống dưới 100ml nước ép lúa mì liên tục trong 1 tháng. Kết quả cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng chảy máu trực tràng giảm xuống.

Cỏ lúa mì đem đến hi vọng mới trong điều trị viêm loét đại tràng

Nghiên cứu cũng chỉ ra cỏ lúa mì cũng rất giàu chất diệp lục, một sắc tố thực vật có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Một thí nghiệm trong ống nghiệm cho thấy chất diệp lục này ức chế hoạt động của một loại protein cụ thể gây ra viêm. 

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào một số hợp chất cụ thể trong cỏ lúa mì hoặc ảnh hưởng của cỏ lúa mì đối với một tình trạng bệnh cụ thể. Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định tác dụng chống viêm tiềm tàng của nó đối với cơ thể người nói chung.

Lưu ý khi sử dụng cỏ lúa mì

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận lợi ích của cỏ lúa mì trong hỗ trợ điều trị bệnh, nhưng nó vẫn được các nhà nghiên cứu khuyến khích sử dụng bởi hàm lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào, đặc biệt là vitamin (A, C, E), sắt, magne, calci và acid amin.

Bạn có thể tự trồng cỏ lúa mì tại nhà hoặc mua nó trong các cửa hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trên sàn thương mại điện tử dạng bột, viên nang.

Tuy nhiên, nhiều người sau khi tiêu thụ cỏ lúa mì dạng nước ép, viên uống bổ sung thì có các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu hoặc tiêu chảy. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ trước khi sử dụng, ngưng sử dụng khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khác để đảm bảo sức khỏe.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết