Viêm màng não mô cầu có thể "tấn công" bạn từ đâu?

Khả năng truyền vi khuẩn màng não mô cầu qua đường nước bọt là thấp

Bệnh viêm màng não mô cầu đã xuất hiện tại 7 tỉnh thành

Nói chuyện với người bị viêm não mô cầu có bị nhiễm bệnh?

Viêm màng não mô cầu có thể phòng bằng vaccine không?

Viêm màng não mô cầu có thể giết người chỉ trong 1 ngày

Viêm màng não mô cầu là bệnh gây ra do vi khuẩn mô cầu Neisseria meningitidis. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não do vi khuẩn và là một nguyên nhân gây ra nhiễm trùng huyết (tình trạng các vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây tổn thương nặng nề cho nhiều cơ quan quan trọng). Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân viêm não mô cầu, và người lành mang vi khuẩn.

Khuẩn mô cầu có thể truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc gần kéo dài và thường xuyên trong gia đình hoặc tiếp xúc lâu và nhiều với tiết nhiễm khuẩn từ mũi và họng của người bệnh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy tiếp xúc qua nước bọt mức độ thấp khó có khả năng truyền vi khuẩn màng não mô cầu. Trong thực tế, nước bọt đã được chứng minh là làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.

Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da hay qua đồ dùng, dụng cụ hàng ngày như ly, tách, điện thoại. Tuy nhiên, những vi khuẩn này không phải là truyền nhiễm như vi khuẩn gây cảm lạnh hay cảm cúm, tức là không lây qua tiếp xúc thông thường hoặc bằng cách hít thở không khí.

Một số nghiên cứu cũng phát hiện vi khuẩn Neisseria meningitidis có thể lây lan cho những người đã tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não. Những người trong cùng một gia đình, bạn cùng phòng, hoặc bất cứ ai có liên hệ trực tiếp với các chất dịch của bệnh nhân sẽ được coi là có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Các môi trường tiếp xúc gần gũi như khu tập thể, khu cắm trại, trường học là những nơi có nguy cơ gây lây truyền cao.

Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
Chủ động tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho trẻ, vaccine được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn