- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Bất cứ ai khi có những triệu chứng về túi mật nên đi khám và kiểm tra ngay
Vai trò của thực phẩm, TPCN với bệnh sỏi mật
Những điều cần biết về bệnh sỏi mật
Chế độ ăn uống cho bệnh túi mật
Bệnh túi mật – Khi nào cần chữa?
Các bệnh túi mật thường gặp:
Sỏi túi mật: Là bệnh túi mật phổ biến nhất, có hai loại sỏi túi mật là sỏi cholesterol (cholesterol stones) và sỏi sắc tố mật (pigment stones). Sỏi có thể nhỏ như một hạt cát hoặc lớn như một quả bóng golf. Hơn 80% các trường hợp sỏi túi mật không làm phát sinh triệu chứng, tuy nhiên khi sỏi đã gây ra triệu chứng đồng nghĩa rằng người bệnh có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, áp xe túi mật, hoại tử túi mật…
Viêm túi mật: Viêm túi mật xảy ra khi đường mật bị tắc do các nguyên nhân như: Sỏi mật, u nhú túi mật, đường mật, giun chui ống mật… dịch mật không thể rời khỏi túi mật và bị ứ lại gây viêm và nhiễm trùng túi mật.
Rối loạn vận động túi mật: Khi ăn thức ăn có chứa chất béo sẽ kích thích túi mật co bóp tống xuất dịch mật theo ống dẫn mật chủ vào tá tràng. Rối loạn vận động túi mật xảy ra khi mà các hoạt động này bị sai lệch, dịch mật không thể xuống tá tràng để tiêu hóa thức ăn, làm xuất hiện các dấu hiệu: Đau vùng bụng trên bên phải, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy…
Sỏi túi mật là bệnh phổ biến, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm
Phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh túi mật
- Đau quặn từng cơn ở vùng bụng phải, đau lan sang hông và ra sau lưng. Ở một số trường hợp nhẹ, cơn đau có thể biến mất sau vài giờ, tuy nhiên, ở nhiều trường hợp, cơn đau ngày càng tăng thêm cho đến khi có sự can thiệp của bác sỹ.
- Buồn nôn hoặc nôn. Bệnh túi mật và các rối loạn về túi mật có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài về tiêu hóa gây buồn nôn thường xuyên.
- Sốt – dấu hiệu của một ổ viêm, nhiễm trùng trong cơ thể, cùng với các triệu chứng khác, sốt và ớn lạnh có thể là do vấn đề về nhiễm trùng túi mật.
- Thường xuyên bị tiêu chảy không rõ nguyên nhân, có thể là dấu hiệu của túi mật có vấn đề.
- Những thay đổi trong nước tiểu. Bệnh nhân bị các vấn đề về túi mật có thể nhận thấy nước tiểu sậm hơn so với bình thường.
- Vàng da, thường xảy ra do một vấn đề ở gan hoặc do tắc nghẽn trong đường mật do sỏi mật.
Bất cứ ai khi có những triệu chứng về túi mật nên đi khám và kiểm tra ngay. Đặc biệt khi có các triệu chứng nghiêm trọng như: Đau hạ sườn bên phải mà không hết sau 5 giờ liền, sốt, buồn nôn, nôn mửa, có những thay đổi trong nhu động ruột và nước tiểu…
Phương pháp điều trị các vấn đề về túi mật
Các bác sỹ có thể dễ dàng điều trị sỏi mật và viêm túi mật. Khi sỏi mật gây ra các triệu chứng hoặc nhiễm trùng túi mật thì cần lựa chọn phương pháp điều trị bao gồm: Phẫu thuật cắt bỏ túi mật, sử dụng thuốc làm tan sỏi mật, thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng. Và thông thường, cắt bỏ túi mật là một trong những ca phẫu thuật được thực hiện nhiều nhất.
Điều trị phẫu thuật là phương pháp tối ưu khi bệnh túi mật gây biến chứng cấp tính. Nhưng khi không còn túi mật, tiêu hóa chất béo trở nên khó khăn hơn. Vì thế, việc sử dụng các hoạt chất có trong 8 vị thảo dược quý như: Hoàng bá, Diệp hạ châu, Chi tử, Uất kim, Nhân trần, Chỉ xác, Kim tiền thảo, Sài hồ có thể giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật, viêm túi mật, phòng ngừa tái phát sỏi mật, được nhiều chuyên gia gan mật khuyên dùng bởi nó mang lại cho người bệnh cả lợi ích trước mắt và cả những lợi ích lâu dài.
ĐT H+ (Theo Medicalnewstoday)
Bình luận của bạn