- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Ngoài thuốc, người bệnh sỏi mật nên thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và dùng TPCN hỗ trợ điều trị
Chế độ ăn uống cho bệnh túi mật
Sỏi mật, khi nào cần phẫu thuật?
Ăn đúng cách cho túi mật khỏe mạnh
Chế độ ăn phòng ngừa sỏi mật
Thực phẩm với bệnh sỏi mật
Áp dụng những khuyến nghị về dinh dưỡng sau giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh sỏi mật:
- Loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng ra khỏi thực đơn ăn uống, chẳng hạn như sữa và các sản phẩm từ sữa, lúa mỳ (chứa gluten), đậu, ngô, chất bảo quản và phụ gia thực phẩm. Trứng có thể kích thích túi mật và khiến cơn đau xuất hiện.
- Ăn các thực phẩm giàu vitamin B và sắt, chẳng hạn ngũ cốc nguyên hạt (nếu không bị dị ứng), rau có lá màu xanh đậm (rau bina, cải xoăn) và các loại rau mọc ở biển.
- Ăn các thực phẩm chống oxy hóa, bao gồm trái cây (việt quất, anh đào và cà chua) và rau quả (như bí đỏ và ớt chuông).
- Tránh các loại thực phẩm tinh chế, chẳng hạn bánh mỳ trắng, mỳ ống và đường tinh luyện.
- Ăn ít thịt màu đỏ và các loại thịt nạc, cá nước lạnh, đậu phụ hoặc các loại đậu giàu protein.
- Ăn các thực phẩm giàu chất xơ.
- Sử dụng các loại dầu ăn lành mạnh, chẳng hạn dầu olive hoặc dầu dừa.
- Giảm hoặc loại bỏ các chất béo chuyển hóa, thường có trong thực phẩm rán/nướng sẵn (bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên, hành tây chiên, bánh rán, thực phẩm chế biến và bơ thực vật).
- Hạn chế thuốc lá, đồ uống có cồn.
Người bệnh sỏi mật nên hạn chế ăn thịt đỏ
Thực phẩm chức năng với bệnh sỏi mật
Sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN) để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh không còn là điều xa lạ trong xã hội hiện đại. Thực phẩm chức năng vừa giúp bổ sung các thiếu hụt dinh dưỡng, vừa cải thiện chức năng cho cơ thể. Bạn có thể giải quyết sự thiếu hụt dinh dưỡng thông qua các chất bổ sung sau:
- Chất xơ: Trên thị trường có rất nhiều loại TPCN bổ sung chất xơ, chẳng hạn Flaxmeal. Bạn có thể sử dụng Flaxmeal 1-3 lần/ngày mỗi lần 1 muỗng cà phê, ăn kèm với nước táo ép, đây là công thức tuyệt vời để bổ sung chất xơ và pectin.
- Vitamin tổng hợp (multivitamin) 1 viên mỗi ngày có chứa các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E, các vitamin nhóm B và các khoáng chất như magne, calci, kẽm và selen.
- Vitamin C: 500 – 1.000mg mỗi ngày, đóng vai trò là một chất chống oxy hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Phosphatidylcholine: Chất giúp hòa tan sỏi mật. Tuy nhiên, chất này có thể tương tác với một số loại thuốc, kể cả khuốc kháng acetylcholine (được sử dụng trong điều trị bệnh tăng nhãn áp và Alzheimer). Hãy chắc chắn với bác sỹ trước khi bổ sung phosphatidylcholine.
- Alpha-lipoic acid: Hỗ trợ chống oxy hóa. Chất này có thể tương tác với một số thuốc hóa trị.
- Magne: Hỗ trợ dinh dưỡng. Magne có khả năng tương tác với nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn cơ… Magne liều cao có thể gây hạ huyết áp xuống mức nguy hiểm và thở chậm. Người bệnh thận có thể gặp khó khăn trong việc lọc magne từ máu.
- Taurine: Hỗ trợ dinh dưỡng. Taurine có thể tương tác với lithium, người có tiền sử rối loạn lưỡng cực nên thận trọng khi bổ sung taurine.
**Thông tin bài viết được tham khảo từ website của Đại học Trung tâm y khoa Maryland.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn