- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Sỏi mật là bệnh tiêu hóa phổ biến
Chế độ dinh dưỡng “vàng” cho người bệnh sỏi mật
Đề phòng viêm túi mật cấp do sỏi mật
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi mật
Thừa cân, béo phì - Nguyên nhân gây sỏi mật
Sỏi mật là gì?
Sỏi mật là những hạt cứng phát triển trong túi mật, có thể nhỏ như hạt cát hoặc to như một quả bóng golf. Túi mật có thể chứa một viên sỏi lớn duy nhất hoặc hàng trăm viên sỏi nhỏ, cũng có thể chứa cả hai. Khi sỏi mật di chuyển và gây tắc ống dẫn mật hoặc cản trở hoạt động của các cơ quan khác, người bệnh có thể phải chịu đựng những cơn đau đột ngột và dữ dội.
Thông thường, trong túi mật sẽ có 3 thành phần chính là cholesterol, muối mật và billirubin. Billirubin là một chất lỏng có màuvàng xanh, là sản phẩm của quá trình phá vỡ hồng cầu, hầu hết billirubin được đào thải qua đường mật.
Sự mất cân bằng giữa các chất trong túi mật là nguyên nhân chính gây sỏi mật. Sỏi mật có thể hình thành khi dịch mật chứa quá nhiều cholesterol, billirubin hoặc quá ít muối mật. Sỏi mật cũng có thể xuất hiện khi dịch mật không được luân chuyểnthường xuyên.
Có hai loại sỏi mật là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố:
- Sỏi cholesterol phổ biến hơn sỏi mật sắc tố, thường có màu vàng xanh, thành phần chủ yếu là cholesterol.
- Sỏi sắc tố có màu tối, thành phần chủ yếu là billirubin.
Ai có nguy cơ mắc sỏi mật?
- Phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn so với nam giới. Lượng nội tiết tố nữ (estrogen) tăng có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong túi mật và giảm khả năng co bóp của túi mật khiến sỏi hình thành. Mang thai, sử dụng liệu pháp hormone thay thế hoặc uống thuốc tránh thai là những nguyên nhân làm tăng estrogen.
- Người trên 40 tuổi có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn so với người trẻ tuổi.
- Người có tiền sử gia đình mắc sỏi mật.
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Ấn/Mexico có yếu tố di truyền làm tăng cholesterol trong mật nên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Sỏi sắc tố thường gặp ở những người bị:
- Xơ gan
- Nhiễm trùng trong ống dẫn mật
- Thiếu máu tan máu
Phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn nam giới
Triệu chứng và biến chứng của bệnh sỏi mật?
Trong hầu hết các trường hợp, sỏi mật không gây ra các triệu chứng hoặc có nhưng rất mơ hồ, chẳng hạn như: đau vùng bụng, đầy trướng không rõ nguyên nhân. Những trường hợp đó, thường được gọi là sỏi mật không triệu chứng.
Nếu viên sỏi làm chặn dòng chảy của dịch mật, làm tăng áp lực trong đường mật, túi mật,người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội trong một đến vài giờ.
Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi mật:
- Đau đột ngột và dữ dội ở vùng bụng phía bên phải (hạ sườn phải). Cơn đau cũng có thểxuất hiện ở giữa bụng, ngay dưới xương ức, hoặc lan lên bả vai phải, cường độ đau tăng lên, không có dấu hiệu thuyên giảm
- Thời điểm cơn đau xuất hiện thường sau một bữa ăn giàu chất béo. Do chất béo kích hoạt túi mật co bóp và làm viên sỏi di chuyển hoặc chạm vào thành túi mật, ống dẫn mật.
- Ợ hơi, buồn nôn hoặc sợ ăn, sợ mùi thức ăn.
Khi sỏi mật di chuyển đến chỗ khác và không cản trở đường mật nữa, cơn đau sẽ giảm hoặc hết. Tuy nhiên, nếu viên sỏi vẫn “nằm lì” một chỗ, biến chứng có thể xảy ra, bao gồm: Nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng túi mật, viêm gan, viêm tụy cấp… Nếu không điều trị, người bệnh có thể tử vong vì tắc đường mật/tụy.
Khi nào nên đi khám?
Nếu bị đau bụng dữ dội ở vùng bụng phía trên bên phải, bạn nên đi khám xem nguyên nhân gây đau có phải do sỏi mật hay không. Nếu có các triệu chứng sau, bạn nên đi khám bác sỹ:
- Đau bụng kéo dài hơn 5 giờ
- Buồn nôn và nôn
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Da hoặc tròng trắng mắt có màu vàng
- Nước tiểu có màu vàng đậm, phân nhạt màu.
Đó có thể là những triệu chứng của nhiễm trùng nghiêm trọng ở túi mật, gan hoặc tuyến tụy.
Chẩn đoán sỏi mật bằng cách nào?
Sỏi mật khó phát hiện với phương pháp chụp x-quang. Nhưng nó dễ dàng phát hiện qua siêu âm ổ bụng và các phương tiện chuẩn đoán hình ảnh khác như:
- Quét túi mật (HIDA scan)
- Nội soi tụy mật ngược dòng (ERCP)
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm nội soi (EUS)
Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp.
Xét nghiệm máu có thể là cần thiết để tìm biến chứng do sỏi, như: viêm tụy, nhiễm trùng đường mật…
Nội soi tụy mật ngược dòng để chẩn đoán sỏi mật
Điều trị sỏi mật thế nào?
Nếu sỏi mật không gây triệu chứng, không nhất thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện triệu chứng và biến chứng, người bệnh cần được điều trị ở chuyên khoa tiêu hóa:
- Phẫu thuật cắt bỏ túi mật: Túi mật không phải là cơ quan quá quan trọng, một người có thể sống bình thường mà không cần tới túi mật. Khi túi mật bị cắt bỏ, dịch mật sẽ từ gan chảy trực tiếp xuống tá tràng thay vì lưu trữ trong túi mật.
- Điều trị sỏi mật không phẫu thuật: Phương pháp này chỉ được sử dụng trong các tình huống đặc biệt, chẳng hạn như một người bị sỏi cholesterol mà không thể thực hiện phẫu thuật được. Tuy nhiên, nếu không phẫu thuật, sỏi mật có thể tái phát trong 5 năm. Có hai phương pháp điều trị sỏi mật không cần phẫu thuật là uống thuốc làm tan sỏi hoặc tán
- Bằng sóng cao tần.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sỏi mật
Chế độ ăn uống quyết định rất lớn đến nguy cơ mắc và tái phát sỏi mật. Chế độ ăn giàu calorie, giàu carbohydrate và ít chất xơ làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật.
Để phòng ngừa mắc sỏi, nên ăn ít chất béo, ít carbohydrate và giàu chất xơ.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn