- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Bệnh nhân đái tháo đường nên kiểm tra đường huyết thường xuyên
6 điều nên biết khi sử dụng chất bổ sung để kiểm soát đái tháo đường
Thuốc đái tháo đường giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson
Làm gì để phòng ngừa đái tháo đường type 2?
Kiểm soát đường huyết hiệu quả với 1 quả trứng luộc/ngày
1. Xét nghiệm đường huyết
Kiểm tra mức đường huyết giúp người bệnh có thể nhận diện việc sử dụng các loại thực phẩm, tập thể dục cùng những hoạt động khác trong đời sống có thể tác động như thế nào tới lượng đường trong máu của họ. Nhiều người mắc bệnh đái tháo đường type 2 cần phải kiểm tra 1 - 2 lần/ngày để đảm bảo rằng mức đường huyết đang nằm trong phạm vi an toàn. Nếu mức đường huyết được kiểm soát tốt, người bệnh có thể chỉ cần kiểm tra vài lần/tuần.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo, bệnh nhân đái tháo đường cần đạt được mức đường huyết từ 70 - 130 mg/dl trước bữa ăn và dưới 180 mg/dl sau bữa ăn. Để duy trì được phạm vi này, người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.
2. Xét nghiệm A1C
A1C là xét nghiệm máu giúp đo mức đường huyết trung bình từ 2 - 3 tháng của người bệnh. Hiểu đơn giản, chỉ số A1C cho thấy kế hoạch điều trị đái tháo đường hiện tại có đang hiệu quả hay không. Tùy thuộc vào chỉ số đo được, người bệnh có thể cần phải kiểm tra từ 2 - 4 lần/năm. Đối với hầu hết người bệnh, mức A1C lý tưởng nên bằng, hoặc dưới 7%. Nếu nức A1C trên 7%, người bệnh sẽ cần thay đổi kế hoạch điều trị.
3. Kiểm tra huyết áp
Bệnh nhân đái tháo đường cần thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp, bởi họ có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Huyết áp nên được kiểm tra nhiều lần/năm. Để ngăn ngừa tăng huyết áp, người bệnh hãy giảm lượng muối trong chế độ ăn uống, duy trì thói quen tập thể dục và không hút thuốc lá. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần phải dùng thuốc để hạ huyết áp.
Bệnh nhân đái tháo đường cần thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp
4. Xét nghiệm cholesterol
Cholesterol là một chất béo trong cơ thể với hai thành phần chính là cholesterol LDL (lipoprotein mật độ thấp) và cholesterol HDL (lipoprotein mật độ cao). LDL được gọi là cholesterol xấu. Bởi, sự gia tăng của thành phần này sẽ gây nên tình trạng tích tụ các mảng xơ vữa trong động mạch, góp phần gây ra bệnh tim. Trong khi đó, HDL được gọi là cholesterol tốt, bởi nó giúp loại bỏ LDL ra khỏi cơ thể. Theo các bác sỹ, cholesterol nên được kiểm tra ít nhất 1 lần/năm. Người bệnh có thể sẽ được yêu cầu kiểm tra thường xuyên hơn, nếu chỉ số cholesterol trước đó ở mức cao.
Kết quả xét nghiệm dưới 100 mg/dl cholesterol LDL là lý tưởng, mức cholesterol HDL nên ở trên 40 mg/dl đối với nam giới và 50 mg/dl đối với phụ nữ. Triglycerides, một loại chất béo trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nên thấp hơn 150 mg/dl cho cả nam và nữ.
5. Kiểm tra chỉ số khối cơ thể BMI
Quản lý trọng lượng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2. Do đó, người bệnh cần duy trì chỉ số khối cơ thể BMI luôn nằm trong phạm vi lành mạnh. Mức BMI nên dao động từ 18,5 - 24,9. Từ 25 - 29,9 được coi thừa cân và trên 30 sẽ được coi là béo phì. Lưu ý, phép đo có thể không chính xác đối với một số người, chẳng hạn như những người có nhiều cơ bắp (những người tham gia bộ môn thể hình). Trong những trường hợp này, các phép đo khác có thể được sử dụng, chẳng hạn như đo tỷ số vòng eo/hông và chu vi bụng.
6. Kiểm tra chỉ số albumin/creatinine
Xét nghiệm này so sánh mức albumin trong nước tiểu với mức creatinine trong máu, giúp bác sỹ đánh giá chức năng thận của người bệnh. Các bác sỹ đề nghị người bệnh đái tháo đường nên thực hiện nó ít nhất 1 lần/năm. Theo Viện nghiên cứu Bệnh Đái tháo đường, Tiêu hóa và Bệnh thận, tỷ lệ albumin/creatinin nên thấp hơn 30.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* sản phẩm/Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn