Ăn uống đầy đủ, có tâm trạng tốt sẽ giúp tăng khả năng mang thai
8 dấu hiệu phôi làm tổ trong tử cung: Dấu hiệu mang thai sớm nhất
Đau âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?
Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa sảy thai sớm?
Bổ sung vitamin D giúp giảm nguy cơ sảy thai?
Làm thế nào để tăng khả năng phôi làm tổ trong tử cung?
1. Chế độ ăn uống cân bằng
Ăn uống đầy đủ giúp cân bằng hormone nội tiết tố, tốt cho niêm mạc tử cung. Các loại thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng tăng nồng độ estrogen, chuyển hóa và tiêu hóa tốt hơn. Để bổ sung chất xơ, bạn nên ăn các loại rau có lá màu xanh đậm như cải xoăn, kale, hoặc ăn hạt lanh, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt...
Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ tăng cường hormone như dầu dừa, dầu gan cá tuyết, quả goji và maca. Hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của niêm mạc tử cung bằng cách dùng các loại thảo dược an toàn khi mang thai (bụp giấm hibiscus, cây tầm ma, lá mâm xôi đỏ, dương đề nhăn) hoặc ăn các loại thực phẩm giúp bổ máu (cá hồi, thịt bò ăn cỏ, hạt hướng dương, hạt bí, quinoa, tảo spirulina).
Ăn các món ấm nóng, dễ tiêu như món hầm, súp, hoặc thêm các loại gia vị có tính nóng như ớt, gừng, hạt tiêu... giúp cơ thể ấm hơn, điều này sẽ giúp phôi làm tổ trong tử cung dễ dàng hơn.
Hạt quinoa (diêm mạch) là thực phẩm giúp bổ máu, tăng cường hormone nữ, tăng khả năng mang thai
2. Có tâm trạng tốt
Bạn có thể hy vọng, mong muốn có thai, nhưng đừng quá lo lắng. Lo lắng khiến cơ thể tiết các hormone ngăn cản cơ thể thụ thai. Bởi vậy, hãy giữ tâm trạng thoải mái, đừng tạo áp lực cho chính mình. Bạn nên làm những công việc ưa thích, khiến bản thân luôn bận rộn để quên đi nỗi lo lắng.
3. Cẩn thận với các loại thảo dược, liệu pháp tự nhiên
Một số liệu pháp tự nhiên như massage bụng sẽ ảnh hưởng đến tử cung, ngăn ngừa phôi thai làm tổ trong tử cung.
4. Nghỉ ngơi đầy đủ
Bạn nên đi ngủ sớm, có giấc ngủ trưa, đừng tập thể dục quá sức, chỉ nên đi bộ, tập yoga để luôn khỏe mạnh. Nếu muốn có tâm trạng thoải mái, vui vẻ, nên đi chơi cùng người thân yêu, massage toàn thân (tránh massage bụng) để giảm stress, mệt mỏi.
5. Tin vào chính mình
Có thể bạn sẽ không mang thai nếu bạn nghi ngờ khả năng sinh con của mình. Suy nghĩ tiêu cực có thể làm thay đổi cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến sự rụng trứng, làm tổ và mang thai.
Tại sao phôi thai không thể làm tổ trong tử cung?
Trong một số trường hợp, trứng đã thụ tinh nhưng không thể bám dính vào tử cung, dẫn đến sảy thai. Những trường hợp đó gồm:
1. Chửa ngoài tử cung
Khi trứng thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, được gọi là thai ngoài tử cung. Thông thường, việc làm tổ xảy ra trong ống dẫn trứng khi phôi không xuống đến tử cung. Trong quá trình nãy, nó có thể gắn vào buồng trứng hoặc bụng. Chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm, bạn cần phải nhập viện cấp cứu ngay.
2. Chửa trứng
Điều này xảy ra khi phôi phân chia nhanh chóng và tự cấy vào thành tử cung nhưng không phát triển thành phôi thai bình thường. Thay vì phôi thai, phôi nang biến thành khối u. Bạn sẽ có tất cả dấu hiệu phôi làm tổ, xét nghiệm thai dương tính, nhưng chỉ khi đi siêu âm mới có thể xác định chửa trứng.
3. Các vấn đề với nhau thai
Bất thường liên quan đến nhau thai phụ thuộc vào nơi phôi thai làm tổ. Nếu chức năng của nhau thai bị ảnh hưởng, thai kỳ sẽ dừng lại, dẫn đến sảy thai. Nếu bất thường về nhau thai xảy ra trong thai kỳ, sẽ dẫn đến sinh non.
Trong những trường hợp này, bạn sẽ chẳng thể làm gì để phòng ngừa được. Cách tốt nhất là luôn chăm sóc sức khỏe cho chính mình, vui vẻ, lạc quan và tin vào khả năng mang thai của mình trong chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.
Bình luận của bạn