Mùa nóng, mùa của bệnh dại – đừng chủ quan

Mùa hè, thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho bệnh dại phát triển

Chó dại cắn 7 người, một thai phụ tử vong

Chớ dại mà nhai thuốc đắng!

300.000 người nghi bị chó dại cắn mỗi năm

Thanh Hóa: Một trẻ tử vong do chó dại cắn

Chết oan uổng vì chó dại cắn 

Đầu tháng 4 vừa qua, tại Thanh Hóa đã xảy ra vụ chó cắn nhiều người khiến một phụ nữ đang mang thai tử vong. Điều đáng lo là tai nạn thương tâm này có phần do sự chủ quan của nạn nhân.

Trước đó, con chó nhà chị N.T.H (31 tuổi) có biểu hiện bất thường, cắn 7 người hàng xóm. Nhiều người đã đến Trung tâm Y tế huyện tiêm phòng vaccine nên thoát chết. Riêng chị H. cũng bị cắn nhưng lại không  tiêm vì nghĩ đây là chó nhà. Vài ngày sau, chị có biểu hiện co giật, sùi bọt mép, tử vong. Trường hợp chị H. không phải là trường hợp hiếm hoi chết oan uổng do chủ quan với bệnh dại.

Thời tiết nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho virus dại phát triển

PGS.TS. Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết: "Bệnh dại ở nước ta xảy ra ở tất cả các tháng trong năm song tăng cao hơn vào mùa hè. Thời tiết nóng ẩm là điều kiện môi trường thuận lợi cho virus dại phát triển. Những con chó bị bệnh dại trong thời tiết nắng nóng cũng dễ bị kích thích, trở nên hung dữ hơn nên khả năng tấn công người và các con chó khác nhiều hơn. Cùng với thói quen thả rông chó của người dân nên việc lan truyền bệnh dễ dàng hơn và dễ làm bùng phát bệnh dại trên người cũng như trên chó, mèo trong những ngày nắng nóng này". 

Tiêm vaccine là cách duy nhất phòng bệnh

Theo các chuyên gia y tế, chó dại cắn là tai nạn phổ biến và rất nguy hiểm. Trong đó, nhiều thai phụ bị chó cắn nhưng vì sợ tiêm vaccine phòng dại ảnh hưởng đến bào thai nên thường chần chừ không muốn tiêm. Đây là điều rất nguy hiểm. Các chuyên gia sản khoa cho biết, hiện không có bằng chứng nào về sự bất thường của thai nhi do tiêm vaccine phòng dại gây ra. Vì vậy, không có chống chỉ định tiêm vaccine phòng dại cho phụ nữ có thai vì khi đã bị chó dại cắn thì đây là lựa chọn duy nhất để phòng bệnh dại bộc phát, tránh nguy hiểm đến tính mạng cho bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên khi tiêm vaccine phòng dại, bà bầu cần tham khảo ý kiến của bác sỹ để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.

Người bị cho dại cắn nên tiêm phòng vaccine để phòng bệnh tái phát

Đến nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc hiệu nào chữa bệnh dại, một khi đã lên cơn dại kịch phát là 100% tử vong. Do đó, biện pháp hữu hiệu là thực hiện kiểm soát và dự phòng loại trừ bệnh dại ở động vật lẫn con người. Phản ứng có hại của vaccine dại có thể khiến bệnh nhân bị ngứa, đau, sưng tai chỗ tiêm hoặc bệnh nhân có thể bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, đau họng, sốt, đau khớp, dị ứng, sốc phản vệ... Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bệnh nhân bị chó dại cắn vẫn phải tiêm phòng vaccine phòng dại bởi một khi đã mắc bệnh dại thì vô phương cứu chữa. 

Khi bị chó mèo cắn mà không rõ con vật đó có bị bệnh dại hay không, phải xử lý vết thương bằng cách xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước sạch và xà phòng. Nếu không có sẵn xà phòng thì rửa tay kỹ bằng nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45 - 70 độ hoặc cồn iod.

Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Sau đó đến ngay các cơ sở Y tế gần nhất để được tư vấn tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội