Bệnh hắc lào có thể gây ngứa ngáy, da đóng vảy thường xuất hiện ở mông, cánh tay và chân
Vì sao bệnh hắc lào hay tái phát?
5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị hắc lào
Chuối tiêu - Một loại quả mà nhiều lợi ích
Chữa hắc lào, táo bón hiệu quả bằng cây chút chít
1. Giữ gìn vệ sinh tốt
Trong quá trình loại bỏ bệnh hắc lào trên cơ thể, việc giữ gìn vệ sinh tốt là vô cùng cần thiết. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang các vùng khác của cơ thể và giúp vết thương nhanh lành hơn.
Bạn nên rửa khu vực bị bệnh bằng nước và một số xà phòng nhẹ hàng ngày. Sau khi tắm, lau khô da, đặc biệt là các kẽ ngón chân, bẹn và nách. Đồng thời, ngăn mồ hôi tích tụ xung quanh vùng da bị mụn, vì độ ẩm sẽ khiến nấm dễ phát triển, lây lan.
2. Dầu cây trà
Với đặc tính kháng nấm, khử trùng dầu cây trà có thể giúp tiêu diệt loại nấm gây nhiễm trùng và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Bạn có thể pha loãng một vài giọt tinh dầu cây trà vào trong nước và dùng bông gòn nhúng hỗn hợp trên thoa lên vùng da bị hắc lào. Nên thực hiện 2-3 lần một ngày để cảm nhận được hiệu quả.
3. Tỏi
Sở hữu hoạt chất allicin, tỏi có tác dụng kháng sinh mạnh đối với các chủng vi nấm, vi khuẩn gây bệnh giúp ức chế sự phát triển của chúng.
Giã nát vài tép tỏi để đắp vào vết thương, cố gắng giữ trên da khoảng 30 phút mỗi ngày. Ngoài ra, hãy ăn 1-2 tép tỏi tươi hàng ngày, điều này khiến nấm khó tồn tại.
4. Dầu dừa
Một số loại acid béo được tìm thấy trong dầu dừa có khả năng tiêu diệt tế bào nấm bằng cách làm hỏng màng bảo vệ của chúng. Vì thế, dầu dừa là một trong những phương pháp tự nhiên ngăn ngừa nấm da.
Để loại bỏ triệu chứng hắc lào, bạn hãy bôi dầu dừa nguyên chất trực tiếp lên vùng da bệnh, để khô tự nhiên và lặp lại khoảng 3-4 lần/ngày.
5. Tinh dầu sả
Tinh dầu sả rất có hiệu quả trong việc xử trí các vết thương do bệnh hắc lào gây ra
Sả có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh giúp giảm ngứa và dịu các triệu chứng bệnh gây ra. Bên cạnh đó, sả giúp thanh lọc cơ thể bằng cách thải các độc tố có hại ra ngoài.
Với tinh dầu sả, không cần phải pha loãng với một chất nào khác. Bạn chỉ cần dùng tay hoặc miếng bông gòn thấm nhẹ với vài giọt tinh dầu rồi thoa nhẹ lên vùng da đang tổn thương, để khô tự nhiên. Áp dụng khoảng 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi đạt được hiệu quả.
6. Cam thảo
Cam thảo chứa các hợp chất diệt nấm mạnh chống lại các bệnh nhiễm nấm ngoài da trên cơ thể.
Để đạt được kết quả tốt nhất bạn hãy trộn khoảng 3 muỗng canh bột cam thảo với một lượng nước thích hợp. Tiếp đó, đun sôi hỗn hợp này rồi để nguội cho đến khi nó tạo thành hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp thu được thoa lên vùng da bị bệnh 2 lần/ngày, để khô tự nhiên rồi rửa lại bằng nước mát.
7. Nghệ
Curcumin có trong nghệ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ của nó. Nghệ có tác dụng chữa nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh hắc lào.
Bạn có thể đập dập củ nghệ, lấy phần nước rồi hòa với nước lọc hoặc dầu dừa sau đó thoa lên da, để khô trước khi lau sạch.
Lá trầu không
Lá trầu không là một vị thuốc Nam rất quen thuộc được sử dụng phổ biến trong chữa bệnh. Đây có thể xem là một loại dược liệu có vị cay nồng tính ấm với các tác dụng tiêu viêm, giảm đau, khu phong và sát trùng được ứng dụng để chữa một số bệnh lý ngoài da thường gặp như viêm da cơ địa, mề đay, vảy nến hay bệnh hắc lào.
Bôi trực tiếp dịch ép từ lá trầu không lên vùng da bị tổn thương do hắc lào là mẹo đơn giản nhất được rất nhiều người áp dụng. Với cách này, những thành phần hoạt chất có trong lá trầu sẽ thẩm thấu tốt hơn vào trong da. Từ đó ức chế nhanh triệu chứng ngứa ngáy và thúc đẩy quá trình làm lành và sửa chữa tổn thương.
Cách ngăn ngừa bệnh nấm hắc lào?
- Không dùng chung quần áo, dụng cụ thể thao, khăn tắm hoặc khăn trải giường với người bệnh.
- Tắm rửa thường xuyên, thay quần áo hàng ngày, đặc biệt là tất và quần áo lót.
- Giữ cho làn da luôn sạch sẽ và khô ráo. Luôn lau khô người từ đầu đến chân sau khi tắm hoặc đi bơi.
- Tránh tiếp xúc với động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như chó, mèo có những mảng da bị rụng lông, viêm da.
Bình luận của bạn