Những điều cần biết trong quá trình điều trị suy thận

Suy thận là căn bệnh mà nhiều người lo ngại nếu không may mắc phải

Suy thận mạn: Triệu chứng, chẩn đoán và giải pháp điều trị

Những điều cần biết khi đối mặt với suy thận độ 3

Nguyên nhân suy thận và cách phòng ngừa hiệu quả nhờ thảo dược

Điều trị suy thận độ 2 thế nào?

Điều chỉnh lối sống giúp hỗ trợ cải thiện bệnh suy thận

Trong cuộc sống, có nhiều thói quen hàng ngày là nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng thận. Do đó, thay đổi thói quen xấu có thể là cách giúp ngăn ngừa và cải thiện bệnh suy thận.

Cụ thể: Ngừng hút thuốc; Thực hiện chế độ ăn ít muối, hạn chế chất béo bão hòa, natri, photpho, kali đồng thời bổ sung nhiều khoáng chất, rau xanh, trái cây; Tập luyện thể dục thể thao; Uống đủ nước mỗi ngày; Hạn chế sử dụng rượu bia...

Điều trị bệnh lý liên quan

Đối với người bị suy thận mắc các bệnh lý liên quan, tùy thuộc vào tình trạng bệnh sẽ được các bác sỹ chỉ định điều trị theo nhiều cách khác nhau. Điển hình như:

- Tăng huyết áp: Người bệnh được chỉ định sử dụng các thuốc như ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin II...

- Thuốc cải thiện bệnh thiếu máu: Các thuốc được sử dụng bao gồm hormone erythropoietin, sắt.

- Kiểm soát lượng cholesterol bằng thuốc nhóm statin như: Lovastatin Pravastatin, Fluvastatin, Atorvastatin...

- Yếu hoặc gãy xương: Người bệnh nên bổ sung calci và vitamin D để bảo vệ xương.

Phương pháp điều trị thay thế thận

Nếu chức năng thận ngày càng suy giảm cho tới khi chỉ còn dưới 15% so với bình thường, tức là bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn cuối. Điều này có nghĩa là thận không đủ chức năng lọc bỏ các chất độc và dịch dư thừa ra khỏi cơ thể. Ở giai đoạn này, người bệnh được chỉ định lọc máu hoặc ghép thận.

Lọc máu là một phương pháp điều trị cho bệnh nhân suy thận nặng

Lọc máu là một phương pháp điều trị cho bệnh nhân suy thận nặng

- Lọc máu: Phương pháp này giúp loại bỏ chất thải, muối khoáng cùng nước dư thừa trong máu, duy trì huyết áp bình thường và cân bằng điện giải. Hai phương pháp lọc máu hiện nay bao gồm: Chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng).

- Ghép thận: Thực hiện khi người bệnh suy thận mạn từ giai đoạn IIIB - IV có nguyện vọng ghép thận. Nguồn thận để ghép có thể từ người sống cho thận hoặc người bị chết não. Mặc dù chức năng thận sau khi ghép trở về bình thường nhưng người bệnh vẫn phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn ngừa cơ thể đào thải mô mới.

Giải pháp toàn diện từ cây dành dành giúp hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện bệnh suy thận

Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các trường đại học và bệnh viện tại Trung Quốc (Đại học Y khoa Côn Minh, Cao đẳng Y học cổ truyền Trung Quốc...) đã chứng minh thành phần hoạt chất trong cây dành dành có tác dụng bảo vệ thận, chống xơ hóa thận và ngăn ngừa suy giảm chức năng lọc của thận.

Tận dụng những thành tựu trên, các nhà nghiên cứu của Viện Thực phẩm chức năng đã bào chế thành công sản phẩm chứa thành phần chính là cao dành dành. Sản phẩm còn là sự phối hợp của các thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo... giúp bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện chức năng thận, giảm độ suy thận, hỗ trợ ngăn ngừa suy thận tiến triển do đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh thận khác.

Theo khảo sát của VnEconomy - Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có đến 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa cao dành dành để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh suy thận như: Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, đau thắt lưng, suy giảm sinh lý...

Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sỹ, bạn đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa cao dành dành để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh suy thận.

Mai Lan

 

 

Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu