Nguyên nhân suy thận và cách phòng ngừa hiệu quả nhờ thảo dược

Người có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận... dễ bị suy giảm chức năng thận

Điều trị suy thận độ 2 thế nào?

Các phương pháp điều trị suy thận hiện nay

Suy thận mạn nguy hiểm thế nào?

Bị suy thận độ 3 có chữa được không?

Các nguyên nhân dẫn đến suy thận

Suy thận có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý khác, trong đó, bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận. Cụ thể như sau:

Bệnh đái tháo đường

Người mắc bệnh đái tháo đường thường có lượng đường trong máu khá cao. Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng lọc của cầu thận. Lâu dần, thận có thể bị tổn thương đến mức không còn làm tốt chức năng lọc chất thải và chất lỏng dư thừa.

Đái tháo đường và tăng huyết áp là hai bệnh lý liên quan trực tiếp tới bệnh suy thận

Đái tháo đường và tăng huyết áp là hai bệnh lý liên quan trực tiếp tới bệnh suy thận

Thông thường, dấu hiệu đầu tiên của người mắc suy thận do đái tháo đường là có protein trong nước tiểu. Khi chức năng lọc của cầu thận bị tổn thương, albumin - một loại protein, sẽ đi ra khỏi máu và hòa lẫn cùng nước tiểu.

Tăng huyết áp

Huyết áp tăng cao có thể làm tổn thương các mạch máu trong thận. Khi đó, thận cũng không thể hoạt động tốt để loại bỏ chất độc hại và dư thừa ra khỏi cơ thể.

Một số nguyên nhân khác gây suy thận

- Tắc nghẽn đường tiểu: Làm tăng áp lực và suy giảm chức năng của thận. Điều này là do khi cơ thể không đào thải được nước tiểu, các chất độc sẽ tích tụ và gây quá tải cho thận. Các nguyên nhân bao gồm u xơ tuyến tiền liệt, sỏi thận, ung thư ở đại tràng và bàng quang.

- Các bệnh về thận: Bao gồm thận đa nang, viêm bể thận và viêm cầu thận.

- Lupus ban đỏ: Bệnh lý này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Bệnh viêm thận lupus là tên y học của bệnh thận do lupus gây ra.

- Sử dụng một số loại thuốc: Việc lạm dụng các thuốc, chẳng hạn như NSAIDs, kháng sinh, điều trị ung thư, thuốc nam hoặc thuốc bắc không rõ nguồn gốc... có thể dẫn đến suy thận.

Điều trị suy thận như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sỹ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị suy thận khác nhau:

Điều trị nội khoa

Người bệnh suy thận cần tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc mà bác sỹ kê đơn

Người bệnh suy thận cần tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc mà bác sỹ kê đơn

Điều trị nội khoa giúp kiểm soát các triệu chứng hiệu quả. Bác sỹ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc nhằm ổn định huyết áp, tạo hồng cầu trị thiếu máu, thuốc lợi tiểu giảm phù, bổ sung calci và vitamin D giúp bảo vệ xương, thuốc kiểm soát mức độ phosphat, thuốc kháng histamine có thể làm giảm triệu chứng ngứa da, thuốc chống nôn...

Điều trị thay thế thận

- Chạy thận nhân tạo: Đây là phương pháp dùng máy ở bên ngoài cơ thể để làm sạch các chất thải trong máu thay cho chức năng của thận. Phần máu sau khi thanh lọc hết độc tố sẽ được đưa về cơ thể người bệnh.

- Thẩm phân phúc mạc: Là phương pháp làm sạch chất thải trong máu bằng cách sử dụng niêm mạc vùng ổ bụng (gọi là phúc mạc) của người bệnh. Việc lọc màng bụng được thực hiện bằng một dung dịch đặc biệt được gọi là dịch lọc.

- Cấy ghép thận: Một quả thận khỏe mạnh được ghép thay thế cho quả thận đã mất đến 90% khả năng hoạt động bình thường, không còn có thể lọc máu được nữa. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể phải đối diện với một số nguy cơ như huyết khối, chảy máu, rò rỉ hoặc tắc nghẽn niệu quản, nhiễm trùng, ung thư liên quan đến quả thận vừa được hiến tặng. Đặc biệt, người được ghép thận phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời để ngăn cơ thể đào thải.

Hỗ trợ cải thiện suy thận nhờ thảo dược

 

Hiện nay, bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ và chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm từ thảo dược như dành dành để cải thiện tình trạng suy thận.

Nghiên cứu vào năm 2017 cho kết quả, cây dành dành có tác dụng hỗ trợ làm chậm quá trình xơ hóa thận, từ đó góp phần cải thiện triệu chứng suy thận an toàn và hiệu quả. Nhận thấy những tác dụng của cây dành dành, các nhà nghiên cứu đã bào chế thành công sản phẩm viên nén chứa thành phần này, kết hợp với các thảo dược quý khác như đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, bạch phục linh, râu mèo... giúp bổ thận, lợi tiểu; Hỗ trợ cải thiện biểu hiện phù thũng và rối loạn tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu khó, vô niệu do thận kém.

Trong gần 15 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm với thành phần cây dành dành đã nhận được đánh giá cao của nhiều chuyên gia đầu ngành. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế năm 2021, có đến 92,9% người người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả giảm triệu chứng suy thận của sản phẩm chứa cây dành dành.

Như vậy, nhận biết nguyên nhân suy thận giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh đúng phương pháp. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ và điều chỉnh lối sống, người mắc nên kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ cây dành dành để bệnh sớm được cải thiện.

Nguyễn Hà

 
ichthan1

Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu