"Bạn đồng hành" của bệnh nhân ung thư

2 cuốn sách đầu tiên trong bộ sách "Đồng hành cùng bệnh nhân ung thư" của Dự án Y học cộng đồng

Ra mắt bộ sách "Đồng hành cùng bệnh nhân ung thư"

Tổng quan về liệu pháp miễn dịch cho người bệnh ung thư

Liệu pháp miễn dịch: Bước đột phá trong chữa trị ung thư

Chế độ ăn thực dưỡng và ung thư

Dù ngành y học đã có những bước tiến vượt bậc trong điều trị ung thư, hoang mang, lo sợ là tâm lý khó tránh khỏi khi nhận được chẩn đoán ung thư. Tại thời điểm đó, nếu không được tiếp cận với nguồn thông tin chính thống, bệnh nhân có thể tin vào các phương pháp sai, dẫn tới bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất.

Để cung cấp cho người bệnh và gia đình hiểu biết đúng đắn, nhóm chuyên gia tâm huyết về ung thư đã biên soạn nên bộ sách Đồng hành cùng bệnh nhân ung thư. 2 cuốn đầu tiên của bộ sách gồm: Cẩm nang cho bệnh nhân và người thân của TS.BS Phạm Nguyên Quý và ThS Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư của nhóm tác giả thuộc Dự án Y học cộng đồng.

TS.BS Phạm Nguyên Quý - bác sỹ ung thư nội khoa đến từ BV TW Kyoto Miniren (Nhật Bản)

TS.BS Phạm Nguyên Quý - bác sỹ Ung thư nội khoa đến từ BV TW Kyoto Miniren (Nhật Bản)

Tại buổi hội thảo ra mắt sách vào chiều 17/4, TS.BS Phạm Nguyên Quý - bác sỹ Ung thư nội khoa đến từ BV TW Kyoto Miniren (Nhật Bản), Trưởng Dự án Y học cộng đồng đã chia sẻ sự thấu hiểu về tâm lý bệnh nhân ung thư. Bác sỹ cho biết: “Ung thư ngày càng đa dạng, nhu cầu của bệnh nhân cũng rất phức tạp. Làm thế nào để đáp ứng được tất cả những nhu cầu đó, là bài toán phức tạp và thú vị nhất với đối với chuyên gia nghiên cứu và hỗ trợ bệnh nhân ung thư tại cộng đồng.”

Theo bác sỹ, giai đoạn sốc tâm lý khi nhận được chẩn đoán ung thư có thể kéo dài từ 10 ngày đến 2 tuần. Điểm mà bác sỹ Quý muốn gửi gắm đến bệnh nhân và người thân trong giai đoạn này là “đừng mất bình tĩnh”. Bệnh ung thư không phải bệnh truyền nhiễm, việc vội vã chạy chữa trong vài ngày không ảnh hưởng lớn tới tiên lượng về sau. Ngược lại, nếu chúng ta quá nôn nóng, chạy theo một luồng thông tin xấu, bệnh nhân có thể mất cơ hội điều trị tốt hơn.

Đồng quan điểm này, ThS Nguyễn Thị Ngọc Hạnh – người hiện đang nghiên cứu về ung thư tại Đại học Glasgow (Scotland) chia sẻ, nội dung tâm đắc của cô là “Hiểu suy nghĩ của bác sỹ” và “Cách tìm kiếm thông tin đúng”. Khi bệnh nhân hiểu được mục tiêu điều trị là chữa lành hoặc cố gắng sống chung trên nguyên tắc cơ bản của y khoa là không gây hại, bệnh nhân chắc chắn sẽ bớt hoang mang, tránh nghe theo “lang băm”.

Trong quá trình biên soạn và hiệu đính, nhóm tác giả của bộ sách đã phải cân nhắc cách trình bày sao cho phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân. Thành quả là 2 cuốn sách cô đọng, chứa đựng thông tin dễ hiểu, dễ làm theo. Từng chương sách bám sát hành trình điều trị của người bệnh, cung cấp những lời khuyên cụ thể về cách ứng phó với tác dụng phụ sau hóa trị, những điều cần chuẩn bị trước phẫu thuật, chăm sóc giảm nhẹ và chăm sóc cận tử... Xen kẽ trong những trang sách là những câu chuyện bệnh nhân được chia sẻ ẩn danh, giúp độc giả phần nào thấu hiểu tâm lý của người mắc ung thư.

Đặc biệt, cuốn Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giới thiệu cách ghi chép nhật ký dinh dưỡng hàng ngày, giúp việc theo dõi chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư trở nên dễ dàng hơn. Dung lượng tuy không lớn, nhưng bộ sách giống như một cuốn sổ tay nhỏ thiết thực, có thể đồng hành cùng bệnh nhân ung thư trong suốt lộ trình điều trị.

Nhân dịp ra mắt 2 cuốn sách đầu tiên của bộ sách, nhóm tác giả quyết định dành tặng 150 bộ sách cho các bệnh viện, tổ chức, cá nhân đã đồng hành cùng Dự án Y học cộng đồng trong thời gian qua và 100 bộ sách dành cho bệnh nhân nghèo cả nước. 

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn