Tử vi 12 cung hoàng đạo thứ bảy (29/4/2017)
Bơ dừa và dầu dừa: Loại nào tốt hơn?
Hà Nội: Khám, phát thuốc miễn phí bệnh hen phế quản
6 cách giúp dân văn phòng tăng năng suất làm việc vào buổi chiều
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng đưa ra lời khuyên, nếu trẻ có biểu hiện dậy thì sớm thì nên đưa đi khám để biết được nguyên nhân. Nếu là dậy thì giả từ những bệnh lý như u não, u thượng thận thì phải chữa trị ngay. “Đối với trẻ dậy thì sớm thật thì nó chỉ ảnh hưởng đến tâm lý là phần nhiều nên cha mẹ nên có sự hướng dẫn và dạy dỗ để trẻ hiểu rõ. Ngoài ra, nó cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể vì có thể hoóc-môn tăng trưởng sản xuất không kịp, làm trẻ lùn vì các đầu xương đã đóng kín sớm, nếu vào bệnh viện thì sẽ có thuốc can thiệp để giảm quá trình dậy thì, giúp trẻ lớn đạt mức”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết.
TS Bùi Phương Thảo, Phó trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho rằng, hiện nay trẻ (cả nam và nữ) tuổi dậy thì sớm bắt đầu sớm hơn so với trước kia. “Hiện nay đối với nữ, các dấu hiệu dậy thì thường bắt đầu từ 8 tuổi, còn nam là 9 tuổi. Như vậy, nếu xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước độ tuổi đó sẽ được coi là dậy thì sớm. Ngược lại, nếu nữ sau 13 tuổi, nam sau 14 tuổi mà chưa dậy thì thì sẽ được coi là muộn”, TS Thảo cho hay.
Theo đó, dấu hiệu dậy thì ở nữ thường xuất hiện các biểu hiện như vùng tuyến vú phát triển, bắt đầu có lông mu, thay đổi tâm lý… còn nam thường là vỡ tiếng, dương vật phát triển, xuất hiện ria mép, trứng cá, lông mu…
Ngoài ra, vấn đề mà các bậc phụ huynh thường hay lo lắng nhất, đó chính là sự phát triển vượt trội ở tuyến vú đối với các bé gái nên hốt hoảng cho đi khám. Đối với trường hợp này, TS Thảo cho rằng: “Kể cả đối với trẻ có tuyến vú phát triển trước 8 tuổi nhưng khi đi khám tuổi xương vẫn bình thường, tử cung, lông mu không phát triển thì đó không được coi là dậy thì sớm”.
Tiêm hormone phải theo chỉ định bác sỹ
TS Bùi Phương Thảo cho rằng, việc tiêm hormone ức chế dậy thì phải được chỉ định cũng như theo dõi chặt chẽ của các bác sỹ chuyên khoa. Có một số trường hợp, dù các bác sỹ nội tiết đã hướng dẫn và tư vấn không cần thiết phải tiêm hormone ức chế dậy thì, nhưng gia đình vẫn tự ý ra ngoài tiêm thuốc ức chế dậy thì với hy vọng sau này chiều cao của con sẽ tăng lên. Việc dùng hormone ức chế dậy thì không đúng chỉ định sẽ làm cho trẻ không có được quá trình dậy thì bình thường, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sỹnh lý của đứa trẻ. Theo bác sỹ Thảo, những trẻ có dậy thì sớm (nữ dưới 6 tuổi và nam trước 9 tuổi) thì nên tiêm hormone để ức chế dậy thì. Còn những trường hợp nữ dậy thì sớm từ 6 đến 8 tuổi, hoặc trên 8 tuổi thì tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sỹ sẽ giải thích cho gia đình và bệnh nhân.
Bác sỹ Thảo phân tích: “Với bé gái dưới 6 tuổi đã dậy thì, khi tiêm hormone làm kìm hãm dậy thì sớm sẽ có hai cái lợi. Về ngắn hạn, sẽ giúp ức chế phát triển các đặc tính sỹnh dục phụ như: kìm hãm sự phát triển của tuyến vú, lông mu, khả năng có kinh nguyệt… từ đó giúp trẻ tập trung vào việc học, hòa đồng cùng bạn bè, tránh bị xâm hại tình dục. Về lâu dài việc tiêm hormone sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao sau này. Bởi, nếu không tiêm hormone thì xương bị ảnh hưởng, trực tiếp ở đây là tuổi xương phát triển trước tuổi thực”. Còn đối với những trường hợp 6-8 tuổi, hoặc trên 8 tuổi, TS Thảo cho rằng, điều trị ức chế dậy thì không phải là nhất thiết. Nếu điều trị thì chỉ có thể giúp giải quyết được những vấn đề ngắn hạn như kìm hãm sự phát triển đặc tính sỹnh dục phụ, làm chậm thời gian phát triển tuyến vú, lông mu, còn về mặt cải thiện chiều cao thì không còn nhiều, thậm chí không có.
Bình luận của bạn