Phát hiện tình trạng giả mạo giấy tờ của Cục An toàn thực phẩm để bán hàng lừa đảo
Thu hồi toàn quốc lô kem dưỡng trắng chống nắng không đạt chất lượng
Cảnh giác với quảng cáo TPBVSK KACYF AQUAMIN trên Facebook
Lại xuất hiện loạt quảng cáo "thổi phồng" công dụng TPBVSK trên Shopee, Facebook
Nhức nhối quảng cáo sai phạm tràn lan trên mạng
Cụ thể, theo đơn kiến nghị, phản ánh của PGS.TS Trần Thị Hồng Phương (nguyên Phó Cục trưởng Cục Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế), tại Facebook, website huongphuckhi.asia và một số trang mạng xã hội đã lợi dụng hình ảnh và danh tính của bà quảng cáo cho sản phẩm Hương Phục Khí để bán hàng lừa đảo người tiêu dùng, trên thực tế bà không có công trình này.
Tại các đường link vi phạm quảng cáo trên còn đăng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 204/2019/ĐKSP ngày 08/01/2019 và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 1312/2020/XNQC-ATTP ngày 13/4/2019. Cục An toàn thực phẩm khẳng định các giấy tờ này là giấy tờ giả mạo, không có sản phẩm tên Hương Phục Khí đăng ký tại Cục An toàn thực phẩm.
Trong khi Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vụ việc, Cục cảnh báo người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm Hương Phục Khí được quảng cáo vi phạm nêu trên, tránh thiệt hại về kinh tế và sức khỏe.
Cùng ngày 31/7, Cục An toàn thực phẩm cũng đăng tin về việc Thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khoẻ:
- Số 54/2020/ATTP-CNGMP ngày 18 tháng 8 năm 2020 do Cục An toàn thực phẩm cấp cho Công ty TNHH Sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển (địa chỉ: Điểm công nghiệp Đan Phượng, Đan Phượng, TP. Hà Nội).
- Số 46/2020/ATTP-CNGMP ngày 04 tháng 8 năm 2020 do Cục An toàn thực phẩm cấp cho Công ty Cổ phần Dược Thanh Liêm Medipharma (địa chỉ: KM4 QL1, Thanh Hà, Thanh Liêm, Hà Nam).
Bình luận của bạn