Hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trực tuyến còn nhiều vấn đề cần giải quyết
Cảnh báo tình trạng kêu gọi kinh doanh đa cấp không phép
Quảng cáo viên sủi Hypercare gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh
Giả mạo giấy tờ để quảng cáo bán "thuốc đặc trị tuyến giáp"
Cảnh báo dùng ảnh bác sĩ để quảng cáo Viên sủi An thần như thuốc chữa bệnh
Mạng xã hội, mạng lưới quảng cáo trung gian xuyên biên giới không kiểm duyệt nội dung quảng cáo
Tại báo cáo Công tác quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên mạng của Bộ Thông tin và Truyền thông, hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng đang có chiều hướng diễn ra tràn lan, có nhiều nội dung thông tin sai lệch, gian dối, thiếu chính xác.
Thực tế nhức nhối là quảng cáo cho sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ ngang nhiên xuất hiện trực tuyến, trên các nền tảng mạng xã hội và mạng lưới quảng cáo trung gian xuyên biên giới.
Ngoài vấn nạn đó, trên mạng còn xuất hiện quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc có nội dung không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt.
Nhiều quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe còn “thổi phồng” công dụng sản phẩm, gây hiểu lầm với thuốc chữa bệnh; Kèm theo các bài viết có tác dụng điều trị bệnh hoặc có tác dụng như thuốc chữa bệnh, các bài viết mô tả cá nhân sử dụng sản phẩm; Mượn danh, mạo danh lương y, bác sĩ, người mặc trang phục ngành y tế... Đặc biệt, các sai phạm tập trung vào nhóm sản phẩm hỗ trợ bệnh đái tháo đường, mỡ máu, giảm cân, xương khớp, sinh lý nam, làm đẹp...
Theo rà soát, đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên mạng có nội dung vi phạm được phân phối, cài đặt phổ biến nhất trên các mạng xã hội (như YouTube, Facebook) và thông qua lưới quảng cáo trung gian xuyên biên giới (Ad Network) để xuất hiện trên các bản điện tử, mạng xã hội, trang thông tin điện tử tại Việt Nam.
Vấn đề chung của cả hai hình thức phân phối quảng cáo này là các nền tảng xuyên biên giới không thực hiện kiểm duyệt nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo quy định pháp luật Việt Nam. Quảng cáo vi phạm vẫn xuất hiện một cách dễ dãi, tràn lan, thậm chí bị cộng đồng xã hội bức xúc, lên án.
Các mặt hàng thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, được pháp luật quy định việc quản lý nội dung nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin tới người tiêu dùng chính xác, trung thực, giúp cho việc sử dụng sản phẩm an toàn.
Tuy nhiên, trong thực tế, bất cứ ai sử dụng mạng xã hội Facebook, đọc tin tức, xem ứng dụng YouTube trên TV thông minh cũng có thể dễ dàng bắt gặp các quảng cáo về “thần y”, “thần dược”, quảng cáo cho sản phẩm thuốc đông y “gia truyền ba đời, bảy đời” cùng với cam kết “chữa trị dứt điểm”, “điều trị tận gốc”. Nhiều quảng cáo còn “cam kết không tái phát” đối với các căn bệnh vốn đang là bài toán hóc búa cho ngành y tế như: Đái tháo đường, xương khớp, suy giáp, gout… hay đảm bảo một liệu trình là “sung mãn như tuổi 30” cho bệnh lý về sinh lý nam nữ.
Nguy hiểm hơn, thông qua Ad Network, quảng cáo vi phạm “đường hoàng” xuất hiện trên các báo điện tử, trang thông tin điện tử và mạng xã hội chính thống của Việt Nam theo phương thức phổ biến là dẫn đường link (liên kết). Các hình ảnh quảng cáo kèm theo đường link thoạt nhìn có giao diện như một tin bài được Ad Network đặt trên các báo điện tử, trang tin. Khi bấm vào, các liên kết quảng cáo này dẫn người tiêu dùng đến các trang thông tin điện tử quảng cáo vi phạm pháp luật; Nhưng người tiêu dùng vẫn lầm tưởng rằng mình đang được tiếp các nguồn tin uy tín, chuẩn xác.
Nghệ sĩ, người nổi tiếng thiếu trách nhiệm trong chuyển tải nội dung quảng cáo
Niềm tin “sai lệch” đối với quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe còn được củng cố khi rất nhiều quảng cáo vi phạm được truyền tải bởi các nghệ sĩ, người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng.
Hiện nay, việc chia sẻ thông tin, livestream quảng cáo có thể thực hiện một cách đơn giản từ tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung trên mạng xã hội. Nghệ sĩ, người nổi tiếng có thể trở thành nhà sản xuất nội dung và phát hành quảng cáo của chính mình mà không qua cơ quan, tổ chức nào kiểm duyệt nội dung trước khi đăng tải. Thêm vào đó, việc xóa bỏ bài đăng, livestream - những chứng cứ lưu lại nội dung quảng cáo - cũng rất dễ dàng. Điều này vô hình trung làm cho một bộ phận người nổi tiếng, nghệ sĩ có tâm lý dễ dãi khi quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ trên mạng xã hội.
Bình luận của bạn