Cắt túi mật mở là gì?

Cắt túi mật mở được sử dụng trong những trường hợp không đủ điều kiện phẫu thuật nội soi

Những điều cần biết về bệnh sỏi mật

Phân biệt các loại sỏi mật

Chế độ ăn uống cho bệnh túi mật

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật

Cắt túi mật mở là phương pháp lấy sỏi mật thông qua một vết rạch rộng 15 – 20cm, thường để lại vết sẹo lớn và người bệnh phải nằm viện 5 – 7 ngày để theo dõi và điều trị. Người bệnh mất một thời gian dài mới có thể hồi phục sức khỏe và trở lại làm việc, thường là khoảng 1 tháng. Các biên chứng của cắt túi mật mở bao gồm chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương ống mật chủ. Những rủi ro của mổ mở sẽ tăng lên theo tuổi tác hoặc cần phải loại bỏ sỏi ở ống mật chủ cùng lúc với cắt túi mật.

Ai cần cắt túi mật mở?

Nếu được chọn lựa, chắc chắn tất cả người bệnh sẽ chọn phẫu thuật nội soi thay vì cắt túi mật mở, bởi phẫu thuật nội soi nhanh gọn, ít biến chứng và có thời gian phục hồi nhanh hơn (lâu nhất là một tuần). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù không muốn thì bạn vẫn phải cắt túi mật mở:

- Người đã từng phẫu thuật vùng bụng.

- Người có biến chứng của viêm túi mật cấp tính, chẳng hạn như viêm mủ màng phổi, hoại tử và thủng túi mật.

Phẫu thật mở đường rạch nhỏ (Small-incision)

Để giảm nguy cơ biến chứng và sẹo cho người bệnh, các bác sỹ có thể sử dụng phẫu thuật đường rạch nhỏ. Trong phẫu thuật này, vết mổ ở vùng bụng tương đối nhỏ nhưng không phải phẫu thuật nội soi, các bác sỹ sẽ cắt túi mật qua đường rạch nhỏ bằng cách sử dụng ống kính ngắm. Vết mổ thường có đường kính 2 – 3mm. Phương pháp này chỉ có sự khác biệt nhỏ so với phẫu thuật nội soi về thời gian hồi phục, tỷ lệ tử vong hoặc biến chứng.

Cắt túi mật mở ở bệnh nhân lớn tuổi

Những bệnh nhân trên 80 tuổi có tỷ lệ biến chứng từ cắt túi mật mổ thấp hơn so với phẫu thật nội soi, mặc dù họ cũng có thể đủ điều kiện để làm phẫu thuật nội soi.

Phẫu thuật nội soi an toàn và thời gian phục hồi nhanh hơn so với cắt túi mật mở

Các biến chứng của cắt túi mật mở

Nhìn chung, cắt túi mật mở là một phương pháp an toàn với ít biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong thấp. Tỷ lệ biến chứng sau cắt túi mật mở vào khoảng 6 – 21% và đang có xu hướng giảm. Các biến chứng của mổ mở cắt túi mật bao gồm:

Chảy máu và nhiễm trùng

Bất kỳ một ca phẫu thuật nào cũng đi kèm với nguy cơ xuất huyết và nhiễm trùng. Các cơ quan có thể bị tổn thương và chảy máu trong quá trình cắt túi mật mở gồm có gan, động mạch gan, các nhánh gan và cửa gan (còn gọi là rãnh ngang, rốn gan). Hầu hết trường hợp chảy máu sẽ được phát hiện và giải quyết ngay trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể bị xuất huyết sau phẫu thuật gây tràn máu màng ruột.

Biến chứng nhiễm trùng trên da và nhiễm trùng mô mềm gây áp-xe trong ổ bụng. Nguy cơ nhiễm trùng sẽ giảm xuống nếu các bác sỹ phẫu thuật tỉ mỉ, tránh rò rỉ mật vào trong ổ bụng. Ngoài ra, cần đảm bảo tất cả sỏi được lấy ra trong khi phẫu thuật để ngăn chặn sự hình thành của áp-xe.

Biến chứng đường mật

Các biến chứng liên quan đến hệ thống đường mật bao gồm rò rỉ mật và tổn thương ống mật chủ, có thể dẫn đến hẹp đường mật. Người bị rò rỉ mật có thể bị đau dai dẳng vùng bụng, buồn nôn, ói mửa…

Tổn thương ống mật chủ là biến chứng nguy hiểm nhất trong quá trình cắt túi mật mở, nó cũng có thể gặp ở phẫu thuật nội soi (khoảng 1/200-5.000 trường hợp).

**Thông tin bài viết được tham khảo từ website của Đại học Trung tâm y khoa Maryland

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa