Trêu chọc chó có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng
Đã tiêm ngừa bệnh dại có cần tiêm nữa khi bị chó cắn không?
Bị chó cắn: Có phải tiêm phòng dại không?
Video: Để không bao giờ bị chó cắn - Cực dễ!
Cứu sống bé 3 tuổi bị thương nặng do chó cắn
Dưới đây là lời khuyên của Tiến sỹ Sandeep Sonawane - Bệnh viện Nerul, Navi Mumbai (Ấn Độ) về các biện pháp cấp cứu khi bị chó cắn:
- Không bao giờ buộc một miếng vải xung quanh vết thương khi bạn bị chó cắn, cần luôn luôn giữ cho vết thương hở.
- Rửa vết thuơng với nước và xà phòng. Nếu có rượu, có thể khử trùng, sát khuẩn bằng rượu.
- Trong vòng 24 tiếng tham khảo ý kiến bác sỹ để tiêm phòng tránh dại.
Điều trị khi bị chó cắn:
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết cắn, các bác sỹ sẽ quyết định phương pháp điều trị:
- Đối với vết trầy xước nhỏ, tiêm chủng là phương pháp hiệu quả nhất, với những vết chó cắn sâu hoặc nghiêm trọng hơn, thì có thể điều trị bằng immunoglobulin.
- Trong hầu hết các trường hợp, các bác sỹ tránh khâu vết thương, trừ khi nó nghiêm trọng ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng.
- Trong những trường hợp chỉ là những vết trầy xước nhẹ, trẻ sẽ được khuyến khích tiêm 3 mũi vaccine phòng ngừa bệnh dại. Nếu chó cắn là một con chó nuôi, cũng được khuyến cáo tiêm 3 liều vaccine: Mũi thứ nhất vào ngày đầu tiên, mũi thứ 2 vào 3 ngày sau và mũi thứ 3 sau 7 ngày. Nếu chó cắn trẻ là một con chó đi lạc, bé có thể phải tiêm 5 - 7 mũi để cải thiện khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Hầu hết mọi người có xu hướng sử dụng thuốc gia truyền hoặc áp dụng kem dưỡng da để vết thương mau lành, nhưng theo bác sỹ Sonawne, điều đó không có tác dụng, cách điều trị đúng đắn là tiêm globulin để tăng cường hệ miễn dịch.
Chó cắn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh dại, mà khi đã lên cơn dại, không có thuốc nào chữa khỏi được, bệnh nhân hầu như chắc chắn sẽ tử vong. Bởi vậy, khi bị chó cắn, bạn cần biết cách sơ cứu ngay lập tức và đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Bình luận của bạn