Cha mẹ cần biết gì về bệnh cúm để phòng bệnh cho con

Thời tiết lạnh ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus cúm mùa phát triển

8 biện pháp tự nhiên giúp giảm ho do cảm lạnh, cảm cúm

8 biện pháp tự nhiên giúp giảm ho do cảm lạnh, cảm cúm

Biến chứng thường gặp của cảm lạnh và cảm cúm

Video: Bị cảm lạnh, cảm cúm nên ăn gì, uống gì?

Tiêm vaccine là cách đơn giản giúp phòng ngừa cúm

Mặc dù hiệu quả của vaccine cúm thay đổi theo từng năm nhưng theo các khuyên gia tiêm vaccine cúm hàng năm là cách đơn giản và hiệu quả giúp phòng cúm cho trẻ. Mary Anne Jackson - một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm trẻ em tại Children Mercy Kansas City ở Kansas City, Missouri (Mỹ) cho biết: “50% các trường hợp tử vong do cúm đều chưa được tiêm vaccine”. Theo cô, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng cúm. Điều này không chỉ giúp phòng ngừa cúm cho chính bản thân người được tiêm phòng mà nó còn giúp bảo vệ những trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm phòng.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ, trẻ em nên tiêm vaccine cúm và nếu trước đây chưa từng tiêm vaccine cúm thì nên tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.   

Tiêm vaccine là cách đơn giản và hiệu quả giúp phòng ngừa cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Vì triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ em tương tự nhau, nên nhiều cha mẹ bị nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh trên. Theo bác sỹ nhi khoa, bạn có thể phân biệt cảm lạnh và cảm cúm dựa vào những triệu chứng dưới đây:

Trẻ sốt rất cao: Trẻ bị cúm thường sốt rất cao. Nếu con bạn bị sốt từ 39,4 độ C trở lên (hoặc trên 38 độ với trẻ dưới 3 tháng tuổi) thì bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ ngay.

- Cúm thường bắt đầu bằng cách triệu chứng đau đầu, đau họng và ho. Trong khi đó, cảm lạnh thường bắt đầu bằng triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi.

- Nếu một đứa trẻ mệt mỏi, ít hoạt động hơn bình thường thì đó có thể là triệu chứng của cúm chứ không phải cảm lạnh.

Trẻ bị cúm thường sốt rất cao

Cho trẻ uống đủ nước khi bị cúm

Nếu trẻ có các triệu chứng cúm thì bạn nên bổ sung đủ nước cho con. Sốt cao do cúm làm tăng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể. Điều này có nghĩa là trẻ em cần nhiều năng lượng và uống nhiều nước hơn bình thường. Để bổ sung đủ nước cho cơ thể, bạn có thể cho con uống nước lọc, nước trái cây hoặc oserol.

Điều trị sớm cúm có thể giúp trẻ phục hồi nhanh hơn

Khi trẻ bị cúm bạn nên bắt đầu điều trị cúm càng sớm càng tốt. Bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ để thăm khám. Sau khi thăm khám bác sỹ sẽ xác định xem bé có cần sử dụng các loại thuốc kháng virus hay không. Các loại thuốc kháng virus như tamiflu có thể giúp giảm bớt triệu chứng và thời gian bị cúm. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 48 giờ đầu sau khi bị nhiễm virus cúm. Thêm vào đó, thuốc chỉ được khuyến nghị cho trẻ bị cúm nặng hoặc có nguy cơ biến chứng cao. Trẻ em có nguy cơ cao bị biến chứng liên quan đến cúm nếu chúng dưới 5 tuổi (đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi) và trẻ mắc các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, đái tháo đường, bệnh tim hoặc phổi…

Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ gặp biến chứng do cúm

Rửa tay thường xuyên giúp phòng cúm

Bệnh cúm có thể lây từ người sang người thông qua ho, hắt hơi, hoặc thậm chí trò chuyện. Do vậy để phòng cúm, gia đình bạn nên rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, hạn chế dùng chung đồ dùng hoặc thực phẩm với người khác.

Đưa trẻ đến bệnh viện nếu các triệu chứng nặng lên

Với hầu hết trẻ em bị cúm nếu được chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách tại nhà thì cơn sốt sẽ giảm dần trong 2 đến ngày và cơn ho sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ mắc cúm có thể gặp một số biến chứng như: Viêm tai giữa, viêm phổi. Đó là lý do vì sao bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ nếu thấy các triệu chứng cúm nặng hơn hoặc khi bé bị khó thở, ủ rũ hơn thường ngày, nôn liên tục

Thanh Tú H+ (Theo The Healthy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ