Con viêm tai giữa do mẹ rửa mũi sai cách

Viêm tai giữa khó chữa hơn nhiều so với viêm mũi

10 loại tinh dầu trị viêm tai giữa hiệu quả

Bé bị đau tai: 5 cách giúp giảm đau tai nhanh chóng

Trẻ nghe kém khi bị viêm tai giữa thì sau này có bị điếc không?

Viêm tai giữa vào mùa: Phòng ngừa cho trẻ thế nào?

Rửa mũi bằng xilanh: Sạch nhưng...

Khi dùng xilanh chứa nước muối sinh lý xịt mạnh vào một bên lỗ mũi, bên kia nước muối kèm dịch nhầy mũi đặc xanh, trắng sẽ tràn ra. Trong khi đó, dùng ống nước muối sinh lý nhỏ hoặc dùng bình xịt phun sương cảm giác không hết dịch nhầy, không hết ngạt mũi. 

Tuy nhiên, theo BS Đào Đình Thi - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương: Cần đặc biệt cẩn trọng khi dùng xilanh rửa mũi cho trẻ. Xilanh chỉ dùng rửa mũi khi không bị ngạt mũi. Khi ngạt mũi (mũi viêm) mà bơm nước muối sinh lý vào một bên thì bên kia sẽ không chảy ra được. Nước muối không chảy ra sẽ xì ra hai bên tai kéo theo dịch mủ, gây viêm tai. 

Bởi ở trẻ nhỏ vòi nhĩ có đặc điểm ngắn, nằm ngang và luôn mở. Đây là lý do khi xịt xilanh, dịch mũi họng dễ dàng bị đẩy lên vòi nhĩ gây viêm tai giữa. 

Viêm tai giữa khó chữa hơn nhiều so với viêm mũi. Hơn nữa, viêm tai giữa còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểmnhư: Méo mặt, liệt dây thần kinh số 7, viêm xương chũm, đe dọa tính mạng... 

Rửa mũi bằng xilanh có thể gây viêm tai giữa, tổn thương niêm mạc mũi (Ảnh minh họa)

Hơn nữa, rửa mũi bằng xilanh cũng không phải là cách vệ sinh nhẹ nhàng và an toàn. Theo BS Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, dùng xilanh bơm trực tiếp nước muối sinh lý vào mũi trẻ rất nguy hiểm bởi xilanh có áp lực cao, dễ gây sặc, sang chấn tâm lý cho trẻ. Ngoài ra, niêm mạc mũi trẻ có thể bị xước, đau do đầu xilanh cứng và sắc. 

Vậy có nên dùng xilanh rửa mũi cho bé?

Theo các bác sỹ, cách rửa mũi bằng xilanh chỉ dùng cho những trường hợp viêm mạn tính khi mũi vẫn thông. Trường hợp ngạt mũi chống chỉ định rửa bằng cách này.

Nếu vẫn muốn dùng xilanh rửa mũi cần phải nhỏ thuốc co mạch vào mũi bé. Thuốc sẽ giúp thông mũi để khi bơm, nước muối sẽ chảy ra, tránh bị chảy lên tai gây viêm tai giữa. 

Cách rửa mũi, vệ sinh mũi cho bé an toàn

- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý: Khi trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi, cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho bé. Có thể nhỏ 2 - 3 giọt và mũi bé, chờ 2 - 3 phút cho dịch nhầy loãng ra. Sau đó, cha mẹ có thể làm bấc sâu kèn để lấy nước mũi và gỉ mũi ra, rồi nhỏ lại 1 giọt nước muối nữa để làm sạch mũi. 

- Dùng bình rửa mũi chuyên dụng (bán tại các bệnh viện và hiệu thuốc có uy tín). Loại bình này có áp lực chuẩn, tránh lảm hỏng niêm mạc mũi của bé. 

- Dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng: Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm loãng dịch nhầy, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch dịch nhầy, bụi bẩn ra ngoài.

Xem thêm: 3 cách rửa mũi, hút mũi cho bé yêu

An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng