Chăm sóc răng miệng là thói quen trẻ nên được rèn từ nhỏ
Mẹ đã biết chăm sóc răng miệng cho con khi răng mọc chưa?
Chăm sóc răng nhạy cảm như thế nào?
Tổng quan những điều bạn cần biết về chăm sóc răng miệng
5 lời khuyên chăm sóc răng miệng cho trẻ
Chăm sóc răng miệng đúng cách là bước đầu trong việc tạo dựng lối sống lành mạnh cho trẻ nhỏ. Răng sữa chỉ tồn tại đến năm trẻ 11-12 tuổi, nhưng chúng có vai trò quan trọng đối với ngoại hình, khả năng tiêu hóa và cách nói chuyện của trẻ.
Dưới đây là những biện pháp cha mẹ cần thực hiện càng sớm càng tốt để trẻ có hàm răng chắc khỏe sau này:
Bỏ thói quen mút tay, ngậm núm vú giả
Ngậm ngón tay hoặc núm vú giả có hại cho răng vĩnh cửu của trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ "cai" núm vú giả sau 1 tuổi bằng cách tích cực động viên chứ không nên mắng mỏ.
Tập đánh răng
Cha mẹ rèn luyện thói quen đánh răng hàng ngày cho trẻ
Sâu răng xảy ra khi những mảnh bám thức ăn và đường phá hủy men răng. Lớp men của răng sữa rất mỏng, nên việc đánh răng cho trẻ là rất cần thiết.
Một khi răng trẻ nhú lên, bạn nên dùng một chiếc bàn chải nhỏ, phù hợp với tuổi của trẻ để làm sạch răng, dù trẻ mới chỉ biết gặm cắn bàn chải.
Trẻ dưới 18 tháng không nên dùng kem đánh răng. Từ 18 tháng đến 3 tuổi, trẻ có thể dùng kem đánh răng không chứa fluoride, lượng kem bằng 1 hạt gạo. Từ 3 đến 12 tuổi, trẻ nên đánh răng với một lượng bằng hạt đậu kem đánh răng có chứa fluoride.
Cứ 3 tháng cha mẹ nên thay bàn chải cho con. Phụ huynh cũng nên tạo cho trẻ thói quen đánh răng 2 lần/ngày trong ít nhất 2 phút. Cha mẹ có thể bật một bài hát trong lúc đánh răng để trẻ biết cần đánh răng trong bao lâu.
Tạo thói quen gặp nha sỹ
Phụ huynh nên dẫn trẻ đi kiểm tra và vệ sinh răng miệng ở các phòng khám nha khoa 2 lần/năm. Cố gắng cho trẻ đi khám răng 1 lần trước sinh nhật 1 tuổi.
Khi răng trẻ đổi màu, đó có thể là biểu hiện của sâu răng. Cha mẹ không nên tự ý làm sạch mảng bám ở nhà, hãy đưa trẻ đi gặp nha sỹ hoặc bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt.
Chăm sóc răng không đúng cách có thể làm hỏng răng của trẻ
Khi trẻ có biểu hiện đau răng hay gãy răng, hãy đưa trẻ đến bác sỹ sớm nhất có thể. Không cho trẻ dùng những loại thuốc giảm đau cho người lớn.
Khi trẻ rụng răng do tai nạn, xử lý chiếc răng thật cẩn thận và không chạm vào chân răng. Nếu răng bị bẩn, đừng lau khô mà hãy xả sạch dưới nước, rồi ngâm trong nước muối hoặc sữa.
Chế độ ăn uống
Để phòng ngừa sâu răng ở trẻ, cha mẹ nên cân nhắc lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày. Bánh quy giòn, phô mai, sữa chua, các loại hoa quả và rau củ là lựa chọn tốt cho răng miệng.
Soda và nước ngọt nên được hạn chế. Nước ép hoa quả có đường nên được pha loãng với nước theo 1:3. Cha mẹ không nên mua cho trẻ những món ngũ cốc nhiều đường, kẹo dẻo, kẹo cứng và snack nhiều tinh bột gây dính răng.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh từ sớm giúp trẻ khỏe mạnh hơn sau này.
Bình luận của bạn