Mách bạn cách chăm sóc nướu răng tại nhà

Bệnh nướu răng có thể dẫn đến mất răng

Mách bạn cách chăm sóc răng miệng phòng bệnh nướu răng

Phát hiện mới về "mầm bệnh" gây ra chứng mất trí nhớ ở người bị Alzheimer

Những điều cần biết về bệnh nướu răng

5 mối nguy hiểm tiềm ẩn từ bệnh nha chu

Nướu có tác dụng nâng đỡ, giúp chân răng được cố định. Bên cạnh đó, nó còn có nhiệm vụ che chở răng khỏi vi khuẩn và các bệnh nhiễm trùng. Chăm sóc nướu răng của bạn là một phần quan trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng tổng thể.

Theo Tiến sỹ Ashok B K, Nghiên cứu viên cấp cao tại công ty dược phẩm đa quốc gia Himalaya Wellness của Ấn Độ cho biết: Các bệnh lý về nướu bao gồm viêm nướu và viêm nha chu. Viêm nướu là bệnh nướu răng phổ biến nhất, gây đỏ, kích ứng, chảy máu và sưng nướu quanh chân răng. Mặt khác, viêm nha chu là bệnh nhiễm khuẩn mạn tính ảnh hưởng các mô mềm của nướu và có thể làm hỏng các bộ phận nâng đỡ răng.

Dấu hiệu cảnh báo nướu không khỏe mạnh

- Nướu đổi màu: Sự thay đổi màu sắc nướu răng từ một màu hồng khỏe mạnh sang màu trắng, đỏ tươi hoặc đen, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh nướu răng.

- Kích ứng nướu: Cảm giác nóng hoặc rát xảy ra khi bạn ăn.

- Đau nhức nướu: Nếu khi chạm nhẹ ngón tay hoặc lông bàn chải đánh răng, nướu bị đau nhức và cuối cùng chảy máu thì đây là dấu hiệu rõ ràng của các vấn đề về nướu.

Một số mẹo để duy trì sức khỏe nướu răng

- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để ngăn ngừa sâu răng, ê buốt răng và hình thành mảng bám. Điều quan trọng là chải đúng cách, khoảng 2-3 phút mỗi lần đánh răng, dành 30 giây cho mỗi vùng trong miệng.

- Tập thói quen súc miệng như một phần của quy trình chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày của bạn. Điều này đóng vai trò như một biện pháp bảo vệ bổ sung chống lại vi khuẩn. Nước súc miệng đi vào các kẽ hở và mô mềm của miệng mà không phải lúc nào bạn cũng có thể chạm tới được bằng bàn chải. Hãy chọn những loại nước súc miệng có chứa các thành phần đã được kiểm chứng qua thời gian như Neem, Pomegranate, Meswak và Menthol. Chúng có thể bảo vệ toàn diện cho nướu và răng sạch hơn, khỏe mạnh hơn.

- Massage nướu răng nhẹ nhàng cũng có thể giúp giữ cho nướu khỏe mạnh.

- Ngừng hút thuốc lá.

- Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng mà còn cả sức khỏe tổng thể của bạn.

- Khám sức khỏe răng định kỳ, ít nhất 1 lần/năm.

 
Lê Tuyết (Theo Hindustan Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt