Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động

Công nhân tại Nhà máy Công nghệ cao IMC tại khu công nghiệp Quang Minh 2 - Ảnh: Hiệp Nguyễn

Mức sinh thấp, già hóa dân số nhanh đang là thách thức rất lớn

Giải pháp nào giúp hệ thống y tế bắt kịp tốc độ già hóa dân số?

3 thói quen tàn phá sức khỏe sinh sản của nam giới

Hai phương pháp thụ tinh IUI và IVF có gì khác nhau?

Thách thức trong chăm sóc sức khỏe cho 3,7 triệu lao động

Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cả nước có hơn 3,7 triệu công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong đó số lao động nữ chiếm khoảng 60% và chủ yếu ở độ tuổi 25-40. 

Với đặc thù là công nhân trong độ tuổi sinh sản, lực lượng lao động này có nhu cầu về thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) rất lớn. Đây cũng là nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Từng bước nâng cao năng suất lao động, chất lượng và tiềm lực kinh tế đất nước.

Sau hơn 10 năm thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ, tình hình sức khỏe sinh sản của người dân đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đã được cải thiện đáng kể, mạng lưới cung cấp dịch vụ CSSKSS cũng phát triển rộng rãi ở tất cả các cấp.  

Bộ Y tế tổ chức Hội thảo phổ biến, triển khai Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2024-2030

Bộ Y tế tổ chức Hội thảo phổ biến, triển khai Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2024-2030"

Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận những bất cập và hạn chế trong công tác CSSKSS cho lao động trẻ đến sinh sống và làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Cụ thể, hệ thống y tế tại địa phương chưa đáp ứng được sự gia tăng về số lượng công nhân lao động tại các các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các dịch vụ chủ yếu tập trung vào các hoạt động như tình dục an toàn, làm mẹ an toàn, kế hoạch hóa gia đình. Còn nhiều khoảng trống trong các dịch vụ thiết yếu khác của công nhân lao động như: Sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư; Dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em; Dự phòng, phát hiện và điều trị vô sinh, hiếm muộn; Tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho thanh niên.

Mạng lưới cơ sở dịch vụ đa phần không phù hợp với thời gian sinh hoạt và làm việc của công nhân lao động, địa điểm cung cấp dịch vụ xa khu công nghiệp, khu chế xuất. Thời gian cung cấp dịch vụ theo giờ hành chính, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân lao động tiếp cận và sử dụng các dịch vụ này.

Tăng cường nguồn lực và vận động chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản

ThS.BS Đinh Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em phổ biến Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ CSSKSS cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2024-2030”

ThS.BS Đinh Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em phổ biến Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ CSSKSS cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2024-2030”

Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ CSSKSS cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2024-2030” được Bộ Y tế chính thức phê duyệt tại Quyết định số 2899/QĐ-BYT ngày 30/9/2024 nhằm khắc phục những hạn chế kể trên. ThS.BS Đinh Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho hay, Đề án hướng tới mục tiêu “Nâng cao sức khỏe, giảm tình trạng mắc các bệnh về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp”.

Nội dung hoạt động của Đề án sẽ tập trung vào các giải pháp: Tăng cường truyền thông, vận động chính sách; Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế làm công tác truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ CSSKSS; Truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ phù hợp với điều kiện sinh hoạt và thời gian làm việc; Xây dựng mô hình điểm và nhân rộng.

Bộ Y tế giao Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em là đơn vị đầu mối phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể, hội nghề nghiệp có liên quan xây dựng các chương trình can thiệp, các mô hình điểm về tư vấn và cung cấp dịch vụ CSSKSS nhằm tăng cường hiệu quả và tránh trùng lặp.

Tại địa phương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố (hoặc đơn vị tương đương) sẽ là làm đầu mối điều phối hoạt động giữa các bên liên quan. 

 

Theo thống kê của Bộ Y tế, nước ta có 21/63 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, hầu hết là những địa phương nằm ở vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam. Đông Nam Bộ cũng là vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất.

Để phát triển kinh tế bền vững không thể thiếu các chiến lược nâng cao chất lượng dân số, trong đó có chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lao động nữ. Tại Nghị quyết số 21/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 đạt 90% nam nữ thanh niên được tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn; 70% số phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh và 90% số trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất…

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội