Mức sinh suy giảm sẽ để lại nhiều hệ lụy, nhưng làm thế nào để đảo ngược xu hướng này?
Giải pháp nào giúp hệ thống y tế bắt kịp tốc độ già hóa dân số?
Già hóa nhanh, “ngại” sinh con – thách thức về vấn đề dân số thế giới
Dân số - Một cái nhìn lạc quan
Báo động tỷ lệ sinh thấp đáng lo ngại trên cả nước
Mức sinh giảm trong khi tiếp tục “thừa nam, thiếu nữ”
Thông tin từ Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ngày 10/12, công tác dân số nước ta đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội. Việt Nam hiện là quốc gia đông dân thứ ba khu vực Đông Nam Á, nhưng tỷ lệ gia tăng dân số liên tục giảm trong những năm qua.
Năm 2023, tỷ suất sinh ước tính giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 1,96 con/phụ nữ, trong khi mức sinh thay thế lý tưởng là 2,1 con/phụ nữ. Tỷ số giới tính khi sinh đã giảm nhẹ so với năm 2022, nhưng vẫn ở mức 112 bé trai/100 bé gái.
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, nếu mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn cao thì nước ta sẽ thừa 1,8 triệu nam giới vào năm 2059. Trường hợp mức sinh thấp, Việt Nam sẽ đối mặt với tỷ lệ tăng dân số ở mức âm. Đây là một kịch bản không mấy khả quan đối với sự phát triển bền vững của xã hội, nếu không sớm có giải pháp tăng mức sinh hữu hiệu.
Thách thức không chỉ nằm ở kinh tế
Ở nước ta, mức sinh giảm sâu tại một số vùng kinh tế - xã hội trọng điểm, trong đó có nhiều thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ. Trên thế giới, các nước có tỷ lệ sinh giảm cũng đa phần là các nước phát triển tại châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nguyên nhân đằng sau thực trạng này không chỉ dừng lại ở việc người trẻ “ngại kết hôn”, “ngại sinh con”.
Tại châu Âu, Tây Ban Nha là một trong những nước có tỷ suất sinh rất thấp, chỉ 1,19 con/phụ nữ. Một trong những lý do khiến các cặp đôi dù muốn có con cũng phải trì hoãn là giá nhà ở tăng cao chóng mặt và công việc không ổn định.
Nhưng ngay cả ở Na Uy, quốc gia giàu có với chính sách an sinh tốt, tỷ lệ sinh cũng giảm xuống 1,41 vào năm 2022. Tại Phần Lan, nhiều người trẻ tuổi coi việc sinh con đẻ cái là một sự đánh đổi với những mục tiêu khác trong cuộc đời như công việc, sự nghiệp.
Theo ông Stefano Scarpetta, Tổng cục Lao động và Xã hội thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chi phí kinh tế và tình hình tài chính dài hạn không ổn định ảnh hưởng đáng kể đến quyết định trở thành cha mẹ của các cặp đôi. Dù các chính phủ đã có nhiều giải pháp về chính sách, dường như chưa chương trình nào có thể đảo ngược xu hướng mức sinh giảm.
Một trong những nỗ lực cải thiện tỷ suất sinh ở Hàn Quốc là mở rộng các ưu đãi, trợ cấp thai sản và phúc lợi nhà ở cho các gia đình có trẻ sơ sinh. Báo cáo năm 2022 cho thấy, chính sách này đã giúp làm tăng tỷ lệ thụ thai và giảm việc sử dụng các biện pháp tránh thai ở những bà mẹ đang đi làm. Nhưng tỷ suất sinh tiếp tục giảm xuống mức kỷ lục 0,72, thấp nhất trên toàn thế giới.
Theo bà Megan Huchko, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe sinh sản Toàn cầu, Đại học Duke (Mỹ), một trong những nguyên nhân là do thị trường lao động tại Hàn Quốc có tính cạnh tranh rất cao, trong khi chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ rất lớn. Việc tìm nhà ở với giá phải chăng tại các thành phố lớn như Seoul không hề dễ dàng. Nhiều lao động nữ quyết định không mang thai còn vì số giờ làm kéo dài, khó cân bằng giữa sự nghiệp và việc nuôi dạy con cái.
Còn theo đánh giá của bà Sarah Barnes, Giám đốc Chương trình Sáng kiến Sức khỏe Bà mẹ tại Trung tâm Wilson (Mỹ), các nỗ lực khuyến sinh hiện chỉ nhằm tới mục tiêu duy nhất là tạo ra thêm trẻ em mà chưa tính tới việc hỗ trợ dài hạn. Vì thế, tác dụng của chúng cũng giới hạn, ít nhiều thay đổi thời điểm phụ nữ mang thai, chứ không khiến họ muốn sinh thêm con. Các biện pháp khuyến khích tài chính ngắn hạn dường như không có tác động lớn đến những quyết định trọng đại trong đời như khả năng trở lại làm việc sau sinh, hay bạn đời có chung tay chăm sóc con cái hay không.
Chia sẻ với Think Global Health, PGS. Wookun Kim, Đại học Southern Methodist (Mỹ) cho rằng, trong trường hợp của Hàn Quốc, đất nước này cần có chính sách giảm gánh nặng về chi phí sinh hoạt và nuôi con, cải thiện chất lượng của các dịch vụ chăm sóc trẻ, đồng thời tạo ra môi trường làm việc bình đẳng về cơ hội cho phụ nữ và nam giới, dù có con hay không.
Với vấn đề mâu thuẫn giữa văn hóa làm việc và đời sống gia đình, lời giải có thể nằm ở các biện pháp tạo ra công việc có giờ làm việc linh hoạt, làm việc tại nhà mà không cần phải cắt giảm giờ làm.
Một khảo sát tại Hàn Quốc cho thấy, tại các gia đình đã có 1 con, khi nam giới làm việc nhà càng nhiều thì khả năng gia đình đón thành viên nhí thứ 2 sẽ tăng lên. Chính sách hỗ trợ cho cả người cha và người mẹ sẽ giúp khuyến khích vợ chồng cùng chia sẻ các trách nhiệm gia đình. Chính phủ Nhật Bản cũng thông qua đạo luật khuyến khích các ông bố sử dụng thời gian nghỉ thai sản và đóng góp nhiều hơn vào việc nhà.
Bình luận của bạn