Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng: Làm sao để nhanh khỏi, không gây biến chứng?

Trẻ bị viêm mũi họng dễ gây biến chứng nguy hiểm

Trẻ bị viêm mũi họng: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng nguy hiểm

Những năm đầu đời trẻ dễ bị viêm tai mũi họng liên miên

Cách sử dụng tinh dầu để giảm viêm họng, đau họng nhanh chóng

Viêm họng, ho kéo dài nên điều trị như thế nào?

Rửa mũi

Nếu trẻ bị ngạt mũi nhẹ, nước mũi chảy ra có màu trắng trong, bố mẹ có thể lau mũi cho bé bằng khăn giấy mềm. Tránh dùng khăn sữa/khăn xô lau cho bé, bởi nếu lau xong không thay khăn, virus, vi khuẩn đọng lại trên khăn lại tiếp tục xâm nhập vào cơ thể bé. 

Nếu dịch mũi đặc, có màu vàng hoặc màu xanh, bố mẹ nên nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của bé rồi đợi khoảng 1 phút cho nước muối ngấm vào làm mềm dịch mũi. Nhẹ nhàng dùng tay day nhẹ mũi bé để dịch nhầy bong và chảy ra ngoài. 

Trẻ bị viêm mũi họng cần rửa mũi hàng ngày

Trong trường hợp dịch mũi quá nhiều, quá đặc, có thể cần hút mũi cho trẻ. Để hút mũi, bố mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng, hút nhẹ mỗi bên mũi bé. Lưu ý, không nên quá lạm dụng hút mũi, chỉ nên thực hiện khoảng 2 - 3 lần/ngày, tránh gây tổn thương niêm mạc mũi của bé. 

Xem thêm: 3 cách hút mũi, rửa mũi cho bé yêu

Lưu ý chế độ ăn uống 

Trẻ bị viêm mũi họng thường ăn ít, không muốn ăn. Bố mẹ nên cho trẻ ăn những món mềm, dễ nuốt, dễ tiêu như cháo, súp, sữa... Mỗi bữa, nên cân đối dinh dưỡng cho trẻ, không ép trẻ phải ăn nhiều mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ.

Cho trẻ uống thêm nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả hay sữa, bởi trẻ bị sốt, chảy nước mũi, nôn, trớ dễ bị mất nước. 

Dùng thuốc điều trị viêm mũi họng

- Thuốc co mạch: Bố mẹ có thể dùng thuốc co mạch nhỏ vào mũi trẻ, nhưng cần thực hiện theo chỉ định của bác sỹ. 

- Thuốc ho, siro ho: Trẻ bị ho có thể dùng siro ho chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, nên hỏi ý kiến thầy thuốc và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 

Riêng thuốc ho, thuốc ức chế cơn ho, nếu không có chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không nên cho trẻ dùng. 

- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp trẻ bị viêm mũi họng đã đi khám và được bác sỹ kê đơn kháng sinh, bố mẹ mới cho trẻ uống thuốc theo đơn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh, dùng lại đơn thuốc cũ cho trẻ. 

- Thuốc hạ sốt: Trẻ bị sốt nhẹ có thể hạ sốt bằng cách chườm ấm, lau người bằng nước ấm. Nếu trẻ sốt cao hơn 38,5 độ C, có thể hạ sốt cho trẻ bằng thuốc. 

An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng