- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Uống nhiều rượu, cà phê… có thể kích hoạt cơn rối loạn nhịp tim nhanh
Người bệnh rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh nên bổ sung các dưỡng chất nào?
Bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh: Làm sao để điều trị?
Trầm cảm có thể làm tăng cao nguy cơ rung nhĩ, rối loạn nhịp tim
Dùng thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng nguy cơ rung nhĩ
Bổ sung kali
Nồng độ kali thấp trong cơ thể là một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng nhịp tim nhanh. Khoáng chất này có nhiều trong các loại rau củ, trái cây như chuối, khoai tây, cam và quả bơ.
Cơ thể có thể bị thiếu kali nếu bạn ăn quá nhiều muối (natri) hoặc bạn phải thường xuyên dùng thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng.
Bổ sung magne
Magne giúp cân bằng các ảnh hưởng của calci trong cơ thể, giữ cho tim không bị kích thích. Người bị rối loạn nhịp tim nhanh có thể bổ sung magne từ đậu nành, các loại đậu, các loại quả hạch, ngũ cốc…
Người bị rối loạn nhịp tim nhanh cần bổ sung magne để ổn định nhịp tim
Hạn chế caffeine
Caffeine là một chất kích thích có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh trung ương, đặc biệt là vỏ não và làm tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng tới các xung điện trong tim, gây ra tình trạng nhịp tim nhanh.
Tốt hơn hết, người bệnh nhịp tim nhanh nên hạn chế uống nhiều trà, cà phê và nước tăng lực. Lưu ý, nhiều loại thực phẩm như chocolate, kem, nước có ga, thậm chí là một số loại thuốc cũng có thể chứa caffeine.
Hạn chế rượu bia
Uống nhiều rượu bia có thể kích hoạt cơn rối loạn nhịp tim
Các loại đồ uống có cồn có thể kích hoạt cơn rối loạn nhịp tim, do đó bạn nên thảo luận với bác sỹ về lượng tiêu thụ vừa phải. Tốt nhất vẫn là bỏ rượu bia hoàn toàn.
Nên ăn các thực phẩm ít béo
Nồng độ cholesterol cao trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trong đó có nhịp tim nhanh. Do đó, người bị rối loạn nhịp tim nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo như pho mát, sữa nguyên kem, thịt mỡ, bánh ngọt, các món chiên rán nhiều dầu mỡ.
Nên theo chế độ ăn DASH
Chế độ ăn DASH tập trung vào các loại rau củ, trái cây tươi, các sản phẩm từ sữa ít béo, protein và ngũ cốc nguyên hạt. Chế độ ăn DASH nhằm mục tiêu duy trì huyết áp ổn định, do đó chúng cũng là chế độ ăn ít natri. Người bệnh nhịp tim nhanh nên hạn chế lượng muối ăn từ 1.500 - 2.300 mg/ngày để giữ huyết áp, nhịp tim ổn định.
Hạn chế ăn nhiều đường
Người bị nhịp tim nhanh cũng không nên ăn nhiều đường trong chế độ ăn hàng ngày. Ăn nhiều đường có thể kích thích cơ thể sản sinh nhiều hormone, từ đó khiến tim đập nhanh hơn.
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp ổn định nhịp tim
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng tăng cường chức năng các cơ quan và phòng tránh bệnh tật cho người sử dụng. Vì vậy, người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh cũng có thể dùng thêm các thực phẩm làm giảm rối loạn nhịp tim, đặc biệt là sản phẩm chứa thảo dược Khổ sâm.
Dù không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, sản phẩm hỗ trợ này có thể giúp điều hòa hoạt động của tim, ổn định nhịp tim, giảm tính kích thích cơ tim và chống rối loạn nhịp tim, giúp tăng cường hiệu quả của phương pháp khác trong điều trị rối loạn nhịp tim nhanh.
Vi Bùi H+ (Theo Belmarrahealth)
Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm, giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực... cho người nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu.
Bình luận của bạn