Thuốc tránh thai có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim?

Tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh là cách để duy trì trái tim khỏe mạnh

Phụ nữ và những ảo tưởng về bệnh tim

Để phòng tránh bệnh tim - Hãy chọn thực phẩm tốt

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp liên tục có bị vô sinh không?

Tại sao uống thuốc tránh thai khẩn cấp mà vẫn có thai?

Không chỉ lầm tưởng về mối quan hệ giữa thuốc tránh thai và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, một bộ phận không nhỏ phụ nữ còn có những quan điểm không đúng về trái tim, điển hình là:

1. Bị bệnh tim thì không thể tập thể dục

Sự thật là các chuyên gia hàng đầu trên thế giới đều khuyến khích những người bị bệnh tim mạch thực hiện những bài thể dục phù hợp để phòng ngừa bệnh tiến triển theo hướng xấu.

Tập thể dục rất quan trọng đối với người mắc bệnh tim mạch

Tập thể dục rất quan trọng, tuy nhiên, cần lưu ý là nên tham khảo ý kiến bác sỹ để lựa chọn được bài tập phù hợp nhất. Quá trình tập luyện cũng cần được theo dõi chặt chẽ và đánh giá bởi các chuyên gia.

2. Liệu pháp hormone thay thế (HRT) có thể ngăn ngừa bệnh tim

Sự suy giảm nội tiết tố (hormone) trong thời kỳ mãn kinh là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chính vì thế, nhiều chị em cho rằng chỉ cần bổ sung nội tiết tố là có thể giải quyết được vấn đề và phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Thực tế không phải như vậy!

Liệu pháp hormoen thay thế không có "công năng" phòng ngừa bệnh tim mạch

“Nếu bạn đang trong thời kỳ mãn kinh, việc sử dụng liệu pháp hormone thay thế không thể ngăn ngừa được bệnh tim”, TS. Turek nhấn mạnh. Nhiều nghiên cứu quy mô lớn đã kết luận rằng HRT không có khả năng đó, nó chỉ đơn giản là một liệu pháp để giúp duy trì sự cân bằng của hệ nội tiết trong thời kỳ mãn kinh.

Phụ nữ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng các biện pháp sau: Không hút thuốc, duy trì trọng lượng khỏe mạnh, tập thể dục điều độ và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh.

“Nếu bị tăng huyết áp hoặc bệnh đái tháo đường (hai yếu tố nguy cơ gây bệnh tim), bạn nên tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sỹ”, TS. Turek cho biết.

3. Phụ nữ chắc chắn bị bệnh tim nếu tiền sử gia đình có người mắc

Mẹ bị bệnh tim mạch, con gái sẽ là người kế tiếp?

Đây là quan niệm sai lầm của rất nhiều người, không chỉ riêng phụ nữ!

Theo TS. Turek: “Nếu tuân thủ các quy tắc phòng ngừa bệnh tim mạch như bỏ thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, ăn uống khoa học, bạn có thể giảm tới 82% nguy cơ tử vong sớm vì một cơn nhồi máu cơ tim”.

4. Uống thuốc tránh thai không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sự thật là đối với hầu hết phụ nữ, việc uống thuốc tránh thai không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, theo TS. Turek, thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ huyết khối và nhồi máu cơ tim ở nhóm phụ nữ có đặc điểm sau:

- Trên 40 tuổi;

- Hút thuốc lá;

- Bị tăng huyết áp hoặc rối loạn đông máu.

Kim Chi H+ (Theo Besthealthmag)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch