Người bệnh hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh kể cả khi mắc đái tháo đường
Nhận biết người bệnh kém kiểm soát đái tháo đường như thế nào?
Đọc ngay nếu bị đái tháo đường mà vẫn muốn ăn bánh Trung thu
Những thực phẩm người bệnh đái tháo đường không nên bỏ qua
Ăn 1 bánh Trung thu phải nhịn 3 bát cơm
1. Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên: Kiểm tra đường huyết giúp bạn xác định đúng lượng insulin mà cơ thể cần cũng như hiểu được chế độ ăn uống, tập thể dục, căng thẳng, bệnh tật cùng rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường máu của bạn. Hãy nói chuyện với các bác sỹ để biết cách kiểm tra đường huyết bằng dụng cụ và xác định thời gian kiểm tra tốt nhất.
2. Biết vị trí tiêm insulin: Bạn có thể tiêm insulin vào bắp tay, đùi, bụng hoặc mông. Vùng tiêm cũng tác động tới tốc độ hấp thụ của insulin vào máu, insulin được hấp thụ nhanh nhất khi tiêm ở bụng, sau đó tới cánh tay, đùi và cuối cùng là mông.
3. Tiêm insulin đủ liều: Quên tiêm đủ liều insulin trong ngày sẽ dẫn đến mức đường huyết cao hơn bình thường. Có nhiều lý do khiến việc này có thể xảy ra, tốt nhất hãy đặt chuông báo thức trên điện thoại, ghi lại trên giấy nhớ rồi dán tại nơi bạn thường xuyên qua lại, hoặc nhờ đến sự trợ giúp từ phía người thân.
4. Lưu ý tới chế độ dinh dưỡng: Ngoài việc giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh đi kèm, như bệnh tim, một chế độ ăn uống khỏe mạnh giúp quản lý tốt bệnh đái tháo đường. Những gì bạn ăn vào, đặc biệt là chất tinh bột, có thể ảnh hưởng lớn đến nồng độ đường trong máu của bạn do chúng sẽ được phân hủy thành các loại đường khi vào cơ thể. Cần cân bằng mỗi bữa ăn với chất đạm nạc, chất béo lành mạnh, các vitamin và khoáng chất nhận được từ rau xanh, hoa quả ít đường.
5. Uống đủ nước: Nước rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi cũng như giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn. Đường tăng cao trong máu cũng có thể dẫn đến lượng đường được bài tiết thông qua nước tiểu ra ngoài và gây mất nước cho cơ thể.
Nước rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi cũng như giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn
6. Tập thể dục: Tập thể dục giúp cơ thể giảm đề kháng insulin, cho phép đường máu vào trong tế bào, nơi nó có thể được sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng hơn là bị đào thải qua thận. Nghiên cứu cho thấy, 60 phút tập thể dục với cường độ vừa phải như đi bộ nhanh, chạy bộ ngắt quãng... có thể làm tăng sự hấp thu đường huyết trong máu ít nhất 40%. Hơn thế nữa, tập thể dục cũng có lợi cho hệ tim mạch, giúp giảm cân, ngủ ngon, thúc đẩy tâm trạng và cảm giác tích cực.
7. Cẩn thận với mức đường huyết hạ xuống quá thấp: Nếu đang quản lý bệnh bằng cách tiêm insulin, bạn cần biết những triệu chứng của đường trong máu thấp như đổ mồ hôi, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, đói, chân tay rã rời,... có thể xảy ra do tác dụng của thuốc quá mạnh. Những lúc như thế này, bạn có thể ăn một viên kẹo, môt ly nước nhỏ nước trái cây để gia tăng đường huyết. Nếu tình trạng xảy ra thường xuyên, cần thông báo cho bác sỹ để họ kiểm tra lại thuốc cho bạn.
8. Giữ liên lạc với bác sỹ: Khoảng 1/3 số người bị đái tháo đường không dùng insulin theo quy định, có thể dẫn đến những biến chứng lâu dài như đau tim, đột quỵ và tổn thương thần kinh. Liên lạc thường xuyên với bác sỹ, đặc biệt khi bạn là người mới sử dụng thuốc insulin vì nó giúp bác sỹ có thể biết về bất kỳ sự thay đổi đối với sức khỏe, điều chỉnh thuốc khi cần và để đảm bảo rằng quá trình tiêm insulin của bạn đang được thực hiện một cách chính xác.
9. Dùng thực phẩm chức năng: Với cả người mới được chẩn đoán hay đã mắc đái tháo đường lâu năm, việc giữ cho mức đường huyết luôn trong ngưỡng an toàn không hề đơn giản. Lúc này, bạn nên sử dụng thêm thực phẩm chức năng dành cho bệnh đái tháo đường. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng của bệnh.
M. Hiếu H+
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn