- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Nứt hậu môn do táo bón thường gặp ở trẻ nhỏ
TPCN Pubokid – Giải pháp giúp bé ổn định tiêu hóa chống táo bón!
Vì sao ăn nhiều chất xơ cũng không hết táo bón?
Yếu tố tâm lý cũng khiến trẻ bị táo bón
Vạch mặt "thủ phạm" gây ra chứng táo bón ở trẻ em
Trẻ sơ sinh bú mẹ có thể bị táo bón không?
Khi bị nứt hậu môn, trẻ thường bị đau nên thường ngại đi ngoài. Điều này càng khiến tình trạng táo bón thêm trầm trọng hơn. Các triệu chứng của nứt hậu môn bao gồm: Máu trong phân, vết máu trên giấy vệ sinh, đau khi ngồi trên ghế…
Nếu bạn thấy trẻ gặp phải những triệu chứng này, hãy cho trẻ đi khám sớm. Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Chuẩn bị chậu tắm nước ấm và cho bé ngồi trong đó. Nước ấm sẽ giúp vùng da hậu môn của bé được xoa dịu và co giãn nhẹ nhàng.
- Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước, cho bé vận động thường xuyên….
Nên cho bé ăn nhiều rau củ quả để tránh xa táo bón
- Sử dụng giấy ướt/khăn mềm để lau vùng hậu môn cho bé. Đây là khu vực rất nhạy cảm, dùng giấy ướt/khăn mềm sẽ tốt hơn các loại giấy vệ sinh thông thường.
- Tham khảo ý kiến của các bác sỹ về việc sử dụng các loại kem bôi nhằm chữa lành các vết nứt.
- Giữ sạch vùng hậu môn, thay tã lót cho bé thường xuyên nhằm đảm bảo vi khuẩn không sinh sôi do điều kiện vệ sinh kém.
Nên thay tã lót cho bé thường xuyên
- Nếu bé được bác sỹ chỉ định thuốc nhuận tràng, có thể sử dụng chúng, song cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng và tránh lạm dụng thuốc.
- Có thể cho bé sử dụng thêm các sản phẩm có chứa chất trợ sinh miễn dịch ImmuneGamma và các hợp chất khác như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm… để giúp bé ổn định tiêu hóa, tránh xa táo bón…
Hoài Thương H+
Bình luận của bạn