Đọc ngay nếu bị đái tháo đường mà vẫn muốn ăn bánh Trung thu

Bị đái tháo đường vẫn có thể ăn bánh Trung thu

9 siêu thực phẩm cho người đái tháo đường

Những thực phẩm người bệnh đái tháo đường không nên bỏ qua

Ăn 1 bánh Trung thu phải nhịn 3 bát cơm

Những lưu ý giúp ổn định đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

Nhiều người bị đái tháo đường hoặc bị 3 mức cao: Cholesterol cao, tăng huyết áp và đường huyết cao thường băn khoăn không biết có nên ăn bánh Trung thu hay không. Câu trả lời là: Vẫn có thể ăn nếu bạn thích!

Khi bị đái tháo đường, bạn luôn phải quan tâm đến chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI), lượng calorie ăn vào mỗi ngày và uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: Thấp, trung bình hoặc cao. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó. Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn, và cũng giảm xuống một cách chậm rãi giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não. Đối với người bị đái tháo đường, một chế độ ăn uống GI thấp có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt.

Theo ông Hung Chien-te - Giám đốc Phòng khám chuyên khoa Trao đổi chất SuTien (Đài Loan), lượng calorie trong một chiếc bánh chủ yếu đến từ tinh bột (bột làm vỏ bánh), đường và chất béo (dầu, nhân bánh). Thông thường, một người bị đái tháo đường nên nhận được 40 - 60% tổng lượng calorie khuyến cáo mỗi ngày từ carbohydrate.

Ví dụ, một người đàn ông bị đái tháo đường tiêu thụ 2.000 calorie mỗi ngày, trong đó người này phải tiêu thụ khoảng 275gr (khoảng 1.100 calorie) carbohydrate mỗi ngày. Nếu anh ta ăn 1 miếng bánh Trung thu có trọng lượng 6,5gr - 75gr thì sẽ nạp vào cơ thể khoảng 350 calorie (tương đương lượng calorie của 1 bát cơm, khoảng 200gr). Tức là, nếu bạn ăn 1 miếng bánh Trung thu thì nên cắt giảm 1 bát cơm.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo thêm, nên chọn lựa loại bánh Trung thu ăn kiêng hay bánh Trung thu dành riêng cho người đái tháo đường. Bên cạnh đó, nên tích cực ăn rau xanh nếu trong ngày bạn đã ăn 1 vài miếng bánh Trung thu, hoặc uống cùng với trà xanh để giúp việc tiêu hóa và phân giải chất béo tốt hơn.

Bên cạnh đó, nếu bản thân bị đái tháo đường, bạn cần duy trì một lối sống lành mạnh bằng việc bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu và tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày để ổn định đường huyết cũng như phòng ngừa biến chứng đái tháo đường. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng được chiết xuất từ các thành phần như Khổ qua, Dây thìa canh, Tảo spirulina, Thương truật... để phòng ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sỹ và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm thực phẩm chức năng nào trên thị trường.

Biết Tuốt H+

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng cho người đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCare - Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng

Được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu, TPCN TĐCARE giúp làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập website www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng