- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Chị Thanh đã từng chật vật vì viên sỏi mật to 16mm
Mổ polyp túi mật có nguy hiểm không, khi nào cần thực hiện?
Cơn đau túi mật: Nguyên nhân và các triệu chứng cảnh báo
Thuốc Rowachol điều trị sỏi mật: Cách dùng và lưu ý cần nhớ
3 loại quả, trái cây tốt cho người bệnh sỏi mật
Bị đau bụng do sỏi mật mà cứ ngỡ đau dạ dày
Nhớ lại lần đầu tiên trải qua cơn đau bụng mật, chị Thanh vẫn không giấu nổi nét hoang mang trên gương mặt: “Lúc bầu 5 tháng, mỗi khi ăn xong tôi hay bị đau bụng, đầy trướng, tưng tức ở vùng thượng vị phải. Cơn đau còn lan ra sau lưng rất khó chịu, có khi kéo dài tới 12 tiếng. Ban đầu tôi nghĩ là đau dạ dày, chắc do thai to rồi nên bị chèn mới gây đau nên chỉ biết nằm một chỗ chịu đau thôi chứ không dám làm gì”.
Phải đến khi thấy đau bụng nhiều hơn, đau tới nỗi không thở nổi, phải thở gấp, chị Thanh mới nói chồng đưa mình đi viện cấp cứu. “Đến giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cơn đau bụng khi ấy. Đau tới nỗi tôi phải nằm theo tư thế cong người, ôm một cái gối chèn ở bụng mới thấy cơn đau nhẹ hơn một chút, mới thở được”.
Vào viện kiểm tra, lúc này chị Thanh mới biết cơn đau bụng mình gặp phải không phải đau dạ dày, mà là do có viên sỏi mật to 16mm đang nằm trong túi mật. Bác sỹ cũng nói chị rất may mắn khi viên sỏi chưa gây viêm, do đó không gây sốt. Em bé trong bụng nhờ đó cũng được an toàn.
Viên sỏi mật to là nguyên nhân khiến chị Thanh thường xuyên bị đau quặn bụng
Quyết gắng gượng, chịu đau do sỏi mật vì con
Vốn là một dược sỹ, chị Huỳnh Phương Thanh hiểu rằng các biện pháp can thiệp tán sỏi hay dùng thuốc bài sỏi có thể gây hại tới thai nhi. Do đó, dù viên sỏi mật đã lớn và gây nhiều đau đớn, khó chịu, chị vẫn quyết định không can thiệp hay dùng thuốc mà chỉ chủ động điều chỉnh lại chế độ ăn uống để kiểm soát bệnh, hạn chế viên sỏi mật “hoành hành”.
Mọi đau đớn, khó khăn đều xứng đáng khi chị Thanh có thể vượt qua 9 tháng thai kỳ đầy gian nan để đón em bé chào đời khỏe mạnh. Những tưởng mọi việc đã êm xuôi nhưng tới khi con được 3 tháng tuổi, các cơn đau bụng mật lại tìm đến với chị Thanh.
“Cứ vài tháng một lần, viên sỏi mật lại gây đau đớn. Mỗi khi đau bụng quằn quại, tôi lại uống 1 viên thuốc giảm đau và chườm nóng bụng. Cơn đau bụng mật có giảm nhẹ hơn một chút nhưng vẫn rất dai dẳng, kéo dài tới 12 tiếng sau mới dứt”, chị Thanh kể lại.
Dù đã sinh nhưng vẫn phải cho con bú, việc can thiệp hay dùng thuốc vẫn có thể gây ra ảnh hưởng. Nghĩ vậy, chị Thanh lại tự nhủ: “Thôi thì đã cố gắng được lâu như vậy, thêm vài tháng có là gì. Cứ nuôi sữa mẹ cho con thêm cứng cáp đã rồi chữa bệnh của mình sau”.
May mắn tìm được cách trị sỏi mật an toàn cho phụ nữ sau sinh
Khi con tròn 27 tháng tuổi và cai sữa mẹ cũng là lúc chị Thanh tìm được “món quà” đền đáp xứng đáng cho sự hy sinh của mình.
Sau thời gian tham khảo từ các trang y khoa chính thống, chị Thanh tìm được thông tin về sản phẩm hỗ trợ điều trị sỏi mật có thành phần từ 8 thảo dược uất kim, chi tử, hoàng bá, sài hồ, nhân trần, diệp hạ châu, chỉ xác, kim tiền thảo.
“Dù thấy có rất nhiều thông tin trên mạng nhưng tôi cũng phải chọn lọc, tìm hiểu, xác thực kỹ bài phỏng vấn, chia sẻ của những người mắc bệnh giống mình. Sau tất cả quá trình đó, bản thân tôi mới thấy tin tưởng và gọi điện liên hệ đặt liệu trình 3 tháng”, chị Thanh chia sẻ.
Với sự tư vấn nhiệt tình của nhãn hàng về cách dùng và chế độ ăn, sinh hoạt hỗ trợ, sau 3 tháng, chị Thanh cho biết các triệu chứng đã giảm nhiều, gần như không còn nữa. “Tôi không còn bị đầy bụng, trướng bụng nữa, ăn uống khỏe hơn và người cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều. Đi siêu âm tổng quát bác sỹ nói bây giờ viên sỏi mật không còn lớn nữa, hầu như chỉ còn vài chấm nhỏ là cặn bùn chứ không phải là sỏi. Lúc nghe bác sỹ nói vậy, tôi thực sự cũng không nghĩ viên sỏi lại tiêu đi được nhiều như thế. Tâm trạng 2 vợ chồng lúc đó rất vui mừng”.
Sau gần 3 năm trời kể từ khi mang thai con đầu lòng, giờ đây chị Thanh không còn phải lo lắng về những cơn đau bụng đến bất chợt do sỏi mật nữa. Tìm lại được sức khỏe ổn định, chị còn sẵn sàng đón chào thêm bé thứ hai cùng chồng.
Thông tin bài viết và hình ảnh được phóng viên Health+ trực tiếp ghi nhận. Tổ chức/cá nhân không đăng tải lại nội dung bài viết khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí.
Bình luận của bạn