"Tháp 3 tầng" chăm sóc hậu COVID-19 của TP.HCM

Thoát kiếp F0, người bệnh lại bị "hậu COVID-19 hành" - Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)

BV Nhi Trung ương phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch

Hậu COVID-19: Hãy để tâm tới sức khỏe

Trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng, nhanh khỏi nhưng vẫn còn nỗi lo hậu COVID

Đón xem livestream: Tổn thương tim mạch hậu COVID-19 làm sao để chữa lành?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition). Theo đó, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng này có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội. Hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thể chất và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và cho xã hội.

Từ năm 2021, WHO chính thức đưa hậu COVID-19 vào mã bệnh tật quốc tế (U09.9). Theo đó, có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, đặc biệt ở những bệnh nhân đã trải qua điều trị hồi sức tích cực. Người nhiễm COVID-19 nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài như: Sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, chán ăn, rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban, rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung...

Được biết, các bệnh viện tại TP.HCM đã và đang tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân bị hậu COVID-19 đến khám với các triệu chứng khác nhau. Trước tình hình trên, Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng chiến lược chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 với các mục tiêu quan trọng trong thời gian tới như: Xác định mô hình của bệnh nhân hậu COVID-19 trên địa bàn, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19, nâng tầm năng lực chăm sóc của ngành y tế, đặc biệt là y tế cơ sở. Chiến dịch này nhằm quản lý, chăm sóc, điều trị sớm người mắc di chứng, đảm bảo về sức khỏe thể chất, tinh thần cho người bệnh.

Mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 của thành phố cũng thực hiện theo mô hình tháp 3 tầng. Trong đó:

- Tầng 1(y tế cơ sở): Bao gồm Trung tâm Y tế quận, huyện, TP. Thủ Đức, Trạm Y tế phường, xã, thị trấn, phòng khám bác sỹ gia đình thực hiện tư vấn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người có nguy cơ mắc bệnh lý hậu COVID-19 và mức độ nhẹ.

- Tầng 2 (bệnh viện đa khoa quận, huyện): Thực hiện tư vấn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người có nguy cơ mắc bệnh lý hậu COVID-19 và người mắc bệnh lý hậu COVID-19 mức độ trung bình.

- Tầng 3 (bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối): Có nhiệm vụ tiếp nhận nhóm người bệnh COVID-19 mức độ nặng và truyền thông vấn đề sức khỏe hậu COVID-19; Khám và điều trị chuyên khoa sâu (hô hấp, tim mạch, tâm thần kinh, phục hồi chức năng); Nghiên cứu khoa học, xây dựng phác đồ điều trị, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chăm sóc đối tượng này.

Hiện nhiều bệnh viện, cả bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện của thành phố tại TP.HCM, đã thành lập các khoa điều trị hậu COVID-19 như: Nhi đồng 1, Bệnh Nhiệt đới, Lê Văn Thịnh, Viện Y dược học dân tộc, Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp, Chợ Rẫy, Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM... Mới đây trường Đại học Y dược TP.HCM xây dựng cẩm nang phục hồi sau COVID-19 với 11 chuyên đề, do 20 chuyên gia đầu ngành biên soạn./

 
Lê Tuyết (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội